Theo em, các chủ thể sau đây vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh hay nghĩa vụ nộp thuế? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?
a) Ông M thành lập công ty tài chính nhưng lại tuyển dụng nhiều nhân viên để thực hiện các hoạt động đòi nợ thuê.
b) Giám đốc doanh nghiệp A chỉ đạo nhân viên mua hoá đơn nâng khống chi phí đầu vào để giảm tiền thuế thu nhập phải đóng.
c) Bà H mua hoá chất cấm về sản xuất, chế biến thực phẩm.
d) Anh T nhờ người thân đứng tên để chia nhỏ doanh thu bán hàng nhằm nộp thuế ít hơn.
e) Giám đốc C tìm cách trì hoãn việc nộp thuế của doanh nghiệp mình.
g) Chị G sản xuất, buôn bán nhiều loại thuốc chữa bệnh dù chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp phép.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Trường hợp a)
+ Ông M vi phạm quy định pháp luật về tự do kinh doanh. Vì: theo quy định tại Luật đầu tư 2020: “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
+ Hậu quả: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số tiền bất hợp pháp có được từ hoạt động đòi nợ thuê.
- Trường hợp b)
+ Giám đốc doanh nghiệp A đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế, vì: ông ta đã chỉ đạo nhân viên mua hoá đơn nâng khống chi phí đầu vào để giảm tiền thuế thu nhập phải đóng.
+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
- Trường hợp c)
+ Bà H vi phạm quy định pháp luật về tự do kinh doanh. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kinh doanh các loại hóa chất cấm.
+ Hậu quả: gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng; bà H bị xử phạt theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
- Trường hợp d)
+ Anh T có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế
+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
- Trường hợp e)
+ Giám đốc C có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế
+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
- Trường hợp g)
+ Chị G đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh, khi anh đã thực hiện việc buôn bán thuốc tân dược giả.
+ Hậu quả: gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng; chị G bị xử phạt theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |