Dựa vào thông tin mục 5 và hình 28.1, 28.2, hãy:
- Phân tích thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên.
- Trình bày việc phát triển du lịch vùng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên:
+ Nguồn tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Măng Đen,… Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng, Lang Biang; nhiều thác nước, hồ đẹp như hồ Lắk, Biển Hồ,… Tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cà phê, Lễ hội trà Bảo Lộc, Festival hoa Đà Lạt,…
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục cụ cho du lịch được chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ số trong quản lí, vận hành du lịch ngày càng tốt hơn, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.
+ Tuy nhiên, các thiên tai, điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông còn hạn chế gây khó khăn nhất định cho phát triển du lịch của vùng.
- Việc phát triển du lịch:
+ Số lượng khách du lịch ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, năm 2019 đạt khoảng 6,6 triệu khách. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng khách du lịch năm 2021 giảm còn dưới 3 triệu lượt. Từ năm 2022, số lượt khách du lịch xu hướng phục hồi.
- Các loại hình du lịch chủ yếu là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng. Một số điểm du lịch nổi bật là Buôn Đôn, Măng Đen, Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột, hồ Lắk, Lang Biang,… Các trung tâm du lịch trong vùng là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |