Hãy chọn một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc trung ương. Thu thập tài liệu, tranh ảnh, số liệu,… để viết báo cáo giới thiệu về địa lí địa phương của tình hoặc thành phố đã chọn theo một trong các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh hoặc thành phố.
Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố.
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế của tỉnh hoặc thành phố.
Gợi ý nội dung báo cáo:
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh hoặc thành phố.
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Các đơn vị hành chính.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố.
- Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, biển, đảo, sinh vật, khoáng sản,…
- Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
- Đặc điểm cơ bản về dân cư – xã hội như quy mô và gia tăng dân số, cơ cấu dân số, thành phần dân tộc, phân bố dân cư, lao động và việc làm, đô thị hóa,…
- Những ảnh hưởng của dân cư - xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
- Hướng giải quyết một số vấn đề dân cư - xã hội
Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế của tỉnh hoặc thành phố.
- Những đặc điểm chung về kinh tế:
+ Trình độ phát triển kinh tế, vị thế về kinh tế của tỉnh hoặc thành phố so với cả nước (GRDP, GRDP/người).
+ Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ.
+ Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế, nghề truyền thống nổi bật.
+ Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, công nghiệp nổi bật.
+ Vai trò, ý nghĩa của các ngành kinh tế, nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
- Định hướng phát triển kinh tế.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lựa chọn chủ đề 1:
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của Thành phố Đà Nẵng
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A.
+ Diện tích khoảng 1285,4 km².
• Phía Tây Bắc và phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.
• Phía Tây Nam và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
• Phía Đông giáp Biển Đông.
+ Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15°45' đến 17°15' vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất.
+ Các điểm cực của thành phố Đà Nẵng:
• Điểm cực bắc tại: phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
• Điểm cực tây tại: xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
• Điểm cực nam tại: xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
• Điểm cực đông tại: phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
- Các đơn vị hành chính:
+ Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện: Quận Cẩm Lệ, Quận Hải Châu, Quận Liên Chiểu, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Sơn Trà, Quận Thanh Khê, Huyện Hòa Vang, Huyện Hoàng Sa.
+ Gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố.
+ Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
+ Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philippines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km. Đây là điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh trong vùng, với các khu vực khác trong nước và quốc tế.
+ Vị trí liền kề Biển Đông giúp thành phố thuận lợi khai thác các tài nguyên từ biển để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Trong đó có khai thác nguồn lợi từ thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển, khai khác khoáng sản biển,…
+ Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm đất nước, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.
+ Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và đến Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |