Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, trang 13.
1. Khái quát vị trí địa lí
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía tây giáp Lào.
2. Đặc điểm chung của địa hình
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và đồng bằng.
- Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn (khoảng 4/5) diện tích của miền.
- Hướng nghiêng chung của địa hình của miền là hướng tây bắc – đông nam do vào thời kì Tân kiến tạo phần phía tây bắc, tây được nâng lên mạnh mẽ và cường độ nâng càng yếu dần về phía đông, đông nam.
3. Đặc điểm từng dạng địa hình
* Miền núi:
- Đồi núi chiếm khoảng 4/5 diện tích toàn miền.
- Đồi núi phân bố ở phía tây bắc và phía tây.
- Đây là miền núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất ở nước ta với độ cao trung bình của các dãy núi đạt trên 1500m. Trong đó nổi bật là dãy Hoàng Liên Sơn – dãy núi được coi là "nóc nhà Đông Dương" với nhiều đỉnh núi có độ cao trên 3000m. Dãy Trường Sơn Bắc (kéo dài từ hữu ngạn sông Cả đến dãy Bạch Mã) dọc biên giới Việt - Lào cũng có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m như Puxai-lai-leng, Rào Cỏ, ...).
- Hướng các dãy núi:
Các dãy núi trong miền có hai hướng:
+ Hướng tây bắc – đông nam là hướng núi chính của miền, thể hiện rõ nét qua hai dãy núi lớn nhất của miền là Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Bắc, ngoài ra còn thể hiện qua một số các dãy núi, cao nguyên chạy song song theo hướng này như dãy Pu Đen Đinh, dãy Pu Sam Sao, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu... Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi, cao nguyên này được giải thích là do trong quá trình hình thành chịu tác động của các khối nền cổ chạy theo hướng tây bắc khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, khối nền cổ Sông Mã, khối nền cổ Pu Hoạt...
+ Hướng tây – đông được thể hiện rõ nét qua các dãy Hoành Sơn, Bạch Mã. Đây được coi là các mạch núi của dãy Trường Sơn Bắc lan sát ra biển.
- Đặc điểm hình thái địa hình: các núi trong miền có độ chia cắt lớn (cả chia cắt sâu và chia cắt ngang – thể hiện qua lát cắt C – D), độ dốc lớn Ngoài ra trong miền đồi núi của miền còn xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi... (dẫn chứng: địa hình núi đá vôi ở khối núi Kẻ Bàng, lòng chảo Điện Biên, các cánh đồng Than Uyên, Mường Thanh...).
* Đồng bằng:
- Đồng bằng của miền chỉ chiếm diện tích nhỏ.
- Đồng bằng phân bố ở phía đông, đông nam của miền trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Mã, sông Cả (ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An).
- Đồng bằng của miền có diện tích nhỏ và càng vào phía nam càng hẹp dần do phần lớn sông ngòi ở Bắc Trung Bộ là các sông nhỏ, ngắn và ít phù sa. Ngoài các đồng bằng có diện tích lớn (đồng bằng sông Mã, sông Cả) ở phía bắc được bồi đắp bởi phù sa sông, các đồng bằng nhỏ hẹp phía nam có nguồn gốc thành tạo từ sự kết hợp của phù sa sông - biển.
- Một số nét đặc điểm về hình thái: đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng trong miền là hẹp dần theo chiều bắc – nam, các đồng bằng bị chia cắt với nhau bởi các nhánh núi lan sát ra biển. Trong các đồng bằng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện dạng đồi núi sót.
- Hướng mở rộng, phát triển của đồng bằng: do lượng phù sa của các con sông của miền không lớn nên tốc độ tiến ra biển hàng năm của các đồng bằng nhỏ, nhất là các đồng bằng ở khu Bắc Trung Bộ.
* Thềm lục địa: có xu hướng hẹp dần về phía nam thể hiện qua sự lấn vào gần bờ của các đường đẳng sâu 20m và 50m.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |