LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích sự phân bố dân cư – dân tộc của các dân tộc theo lát cắt địa hình A - B (từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình – Atlat trang 13) và lát cắt địa hình C - D (từ biên giới Việt – Trung qua núi Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu – Atlat trang 13).

Phân tích sự phân bố dân cư – dân tộc của các dân tộc theo lát cắt địa hình A - B (từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình – Atlat trang 13) và lát cắt địa hình C - D (từ biên giới Việt – Trung qua núi Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu – Atlat trang 13).

1 trả lời
Hỏi chi tiết
16
0
0
Tôi yêu Việt Nam
10/09 22:14:41

Trang Atlat sử dụng: trang 13, trang 15, trang 16.

     1. Sự phân bố dân cư – dân tộc theo lát cắt địa hình A – B

     - Dựa vào lát cắt địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình, điều đầu tiên chúng ta có thể khái quát sự phân bố dân cư như sau:

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO LÁT CẮT A – B

     Qua sơ đồ phân bố dân cư (mật độ dân số) theo lát cắt địa hình A – B có thể nhận thấy dân cư phân bố không đồng đều giữa các khu vực.

     Khu vực từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu là khu vực có mật độ dân số thấp nhất, khoảng 50 – 100 người.

     Khu vực từ thung lũng sông Cầu đến thung lũng sông Thương có mật độ . chủ yếu từ 50 – 100 ngườ nhưng ở một số nơi có mật độ dân số cao hơn (như xung quanh thị xã Bắc Kạn 101 – 200 người). Phần tiếp giáp đồng bằng Bắc Bộ mật độ dân số tăng lên, đạt trung bình từ 101 – 200 người, gấp khoảng 2 lần so với khu vực từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu.

     Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mật độ dân số cao nhất, vào khoảng 500 – 1000 người và từ 1001 – 2000 người. Mật độ này cao gấp nhiều lần so với hai khu vực nói trên.

     Giải thích:

     Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử phát triển. Lát cắt A – B thể hiện rất rõ điều này. Lát cắt A – B chạy qua cả 3 khu vực địa hình (miền núi, trung du và đồng bằng) và 2 vùng kinh tế quan trọng của đất nước (Miền núi và trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng). Chính điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố dân cư. Cụ thể là:

     - Khu vực từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu: địa hình chủ yếu là núi với độ cao trung bình trên 1000m, độ chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hầu như chưa có một trung tâm công nghiệp hay trung tâm kinh tế tiêu biểu nào. Chính điều đó làm cho mật độ dân số của khu vực này thấp nhất trong số 3 khu vực mà lát cắt chạy qua. Dân cư ở đây chủ yếu là các dân tộc ít người.

     - Khu vực từ thung lũng sông Cầu đến thung lũng sông Thương: độ cao địa hình tuy đã giảm so với khu vực trên (độ cao trung bình 200 – 500m), nhưng mật độ dân số vẫn thấp do giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Trừ vùng giáp với Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ dân số cao hơn 101 – 200 người do gần kề với nhiều trung tâm kinh tế như Thái Nguyên, Bắc Giang, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng thuận lợi cho cư trú.

     - Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Đây là khu vực đồng bằng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu ngành nghề đa dạng, có nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương... Hơn nữa, đây cũng là khu vực có lịch sử khai thác lâu đời.

     Lát cắt A − B còn đi qua các đô thị như Bắc Kạn, Bắc Giang có dân số khá lớn.

    Về mặt dân tộc, thông qua lát cắt A – B có thể thấy được sự phân bố của các dân tộc như sau:

Khu vực

Nam Á

Hmông – Dao

Thái – Kađai

Nam Đảo

Hán – Tạng

Sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu

x

x

Ngữ hệ chính

x

Thung lũng sông Cầu đến thung lũng sông Thương

x

x

Ngữ hệ chính

x

Đồng bằng Bắc Bộ

Ngữ hệ chính

     Thông qua lát cắt và bảng trên chúng ta nhận thấy rằng sự phân bố dân tộc cũng như các ngữ hệ chính cũng rất khác nhau giữa các khu vực.

     Hai khu vực đầu tiên là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm các dân tộc như Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, ... Ngoài ra ở hai khu vực này còn có sự xen kẽ của các dân tộc HMông, Dao, Pà Thẻn (ngữ hệ Hmông - Dao) và Hoa, Sán Dìu, Ngái (ngữ hệ Hán – Tạng) ... Do địa hình đồi núi cao nên việc cư trú chủ yếu là đồng bào các dân tộc. Ngoài ra ở đây còn xuất hiện các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường tuy số lượng không nhiều.

     Khu vực đồng bằng Bắc Bộ tập trung gần như 100% là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, trong đó người Việt là dân tộc chiếm đa số. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Việt với nền văn minh sông Hồng nổi tiếng.

     2. Sự phân bố dân cư – dân tộc theo lát cắt C − D

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO LÁT CẮT C - D

     Qua sơ đồ trên dễ dàng có thể thấy rõ dân cư phân bố không đồng đều giữa các khu vực.

     Khu vực Hoàng Liên Sơn có mật độ dân số thấp nhất, chủ yếu dưới 50 người/km? Chỉ ở phần phía bắc giáp biên giới Việt – Trung là có mật độ cao hơn, đạt 50 – 100 người/km”. Nguyên nhân do đây là khu vực núi cao, hiểm trở nhất nước ta, kinh tế chậm phát triển...

     Khu vực Tây Bắc dân trù mật hơn khu vực Hoàng Liên Sơn với mật độ dân số đạt 50 – 100 người/km do địa hình cao nguyên khá bằng phẳng thuận lợi cho cư trú ở mức độ nhất định.

     Ở khu vực Hòa Bình – Thanh Hóa, mật độ dân số có sự chênh lệch lớn, Từ cao nguyên Mộc Châu đến thung lũng sông Mã mật độ dưới 50 người/km do địa hình có sự thay đổi đột ngột chuyển từ cao nguyên sang núi cao gây trở ngại cho cư trú. Phần còn lại có mật độ 101 người/km, có nơi đạt 500 – 1000 người/km” do địa hình bằng phẳng, kinh tế tương đối phát triển với trung tâm Thanh Hóa.

     Về các dân tộc, thông qua lát cắt C - D chúng ta có thể nhận thấy những điểm sau:

Khu vực

Nam Á

H’Mông – Dao

Thái – Ka Đai

Nam Đảo

Hán – Tạng

Hoàng Liên Sơn

x

x

Tày – Thái

x

Tây Bắc

x

Mông – Dao

Tày – Thái

Hòa Bình – Thanh Hóa

Việt – Mường

Tày – Thái

     Đại bộ phận khu vực Hoàng Liên Sơn và khu Tây Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái bao gồm người Tày, Thái, Nùng, Sán Chay. Ngoài ra còn có các dân tộc thuộc ngữ hệ H’Mông – Dao và nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

     Khu vực Hòa Bình – Thanh Hóa là nơi phân bố chủ yếu của các dân số thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và Việt – Mường. Người Việt phân bố chủ yếu ở các vùng thấp, bằng phẳng với nghề trồng lúa nước cùng các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Các nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sống trên các vùng núi, cao nguyên, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư