Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 22.
1. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta
Dựa vào biểu đồ giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng qua các năm và biểu đồ tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp, ta có bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ TỈ TRỌNG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG SO VỚI TOÀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1990 – 2000
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Tổng giá trị (nghìn tỉ đồng) Trong đó - Dệt – may - Da, giầy - Giấy, in, văn phòng phẩm | 31,2 16,1 8,9 9,2 | 66,2 34,4 18,9 12,9 | 96,1 52,7 27,2 16,2 |
Tỉ trọng (%) | 15,7 | 15,9 | 16,8 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Trong giai đoạn 2000 – 2007:
- Tổng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng được 64,9 nghìn tỉ đồng, tăng 3,0 lần.
- Các ngành bộ phận của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng đều có xu hướng tăng, trong đó nhanh nhất là giá trị sản xuất của ngành dệt, may:
+ Ngành dệt, may tăng được 36,6 nghìn tỉ đồng, tăng 3,3 lần.
+ Ngành da, giày tăng được 18,3 nghìn tỉ đồng, tăng 3,1 lần.
+ Ngành giấy, in, văn phòng phẩm tăng được 7 nghìn tỉ đồng, tăng 1,8 lần.
- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và đang có xu hướng tăng: từ 15,7% năm 2000 lên 16,8% năm 2007.
- Giải thích nguyên nhân phát triển:
+ Nước ta có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng.
+ Các nguyên nhân khác (chính sách phát triển, nguồn nguyên liệu...).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |