2. Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước vì ở đây hội tụ những thế mạnh về tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi nhất đối với việc sản xuất cây công nghiệp.
a. Thế mạnh về tự nhiên
- Địa hình tương đối bằng phẳng với các đồi thấp có độ cao trung bình 200 – 300m, bề mặt rộng lớn thích hợp cho việc tập trung hoá các loại cây công nghiệp.
- Đất chủ yếu là feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích của vùng.
- Đất xám (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít. Loại đất này tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt lại phân bố thành vùng lớn nên cũng thích hợp cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Đất phù sa sông Đồng Nai chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
Cơ cấu đất như trên cho phép phát triển cả cây công nghiệp lâu năm (cao su, hồ tiêu, điều, cà phê) và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá).
- Khí hậu cận xích đạo, nhiều sông lớn (Đồng Nai và các phụ lưu là các sông Vàm Cỏ, sông Bé, La Ngà) với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.
b. Điều kiện kinh tế – xã hội.
- Với khoảng 12,8 triệu dân (năm 2008), mật độ khá cao trên 543 người/km. Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
- Trình độ phát triển của vùng nói chung và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước.
+ Đứng đầu cả nước về trình độ phát triển kinh tế. Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều điều kiện để phát triển.
+ Mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước được đảm bảo về số lượng và chất lượng lợi Dầu Tiếng ở Tây Ninh lớn nhất cả nước) đảm bảo cho việc trồng và chế
+ Các cơ sở chế biến, hệ thống thuỷ lợi (đặc biệt là công trình thuỷ biến cây công nghiệp.
+ Sử dụng giống mới có năng suất cao (giống cao su của Malaixia).
- Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với trên 5 triệu dân và là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Các điều kiện khác:
+ Các chính sách ưu tiên, phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
c. Lịch sử phát triển
- Đông Nam Bộ là vùng có truyền thống trồng cây công nghiệp.
- Riêng về cây cao su, các đồn điền đầu tiên xuất hiện trên diện tích rộng từ năm 1914. Ngày nay trong công cuộc đổi mới diện tích, sản lượng các loại cây công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |