- Biện pháp hoán dụ, nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li”
- Tác dụng: Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
- Cách ngắt nhịp ở hai câu thơ:
Áo chàm đưa / buổi phân li
Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay
- Lý giải: Thay đổi cách ngắt nhịp trong câu thơ là để diễn tả trạng thái ngập ngừng trong tình cảm, bối rối trong lòng người. Trạng thái ấy chi phối cả trong cảm xúc suy tư và trong hành động.
- Phép đối được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Mưa nguồn suối lũ >< những mây cùng mù
+ Miếng cơm chấm muối >< mối thù nặng vai
+ Trám bùi để rụng >< măng mai để già
+ Hắt hiu lau xám >< đậm đà lòng son
+ Nhớ khi kháng Nhật >< thuở còn Việt Minh
+ Tân Trào Hồng Thái >< mái đình cây đa
- Tác dụng: Sử dụng phép đối chẳng những nhấn mạnh cho ý thơ mà còn tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân xứng nhau về cấu trúc khiến nhạc điệu của ddonanj thơ khi trầm bổng, khi sâu lắng, lúc lại dìu dặt, ngân nga có sức hấp dẫn đặc biệt