Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Từ thế kỉ I, trên vùng trũng sông nước của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những cư dân đầu tiên là người Phù Nam đã sinh sống và thích ứng với chế độ nước sông lên xuống theo mùa trong năm.
+ Cư dân Phù Nam làm ruộng và làm nhà bên bờ kênh rạch, ven sông, đi lại bằng ghe, thuyền.
+ Nhiều thành thị xuất hiện, trong đó Óc Eo là thương cảng lớn nhất Đông Nam Á.
+ Vào thế kỉ VII, Phù Nam suy yếu và sau đó bị Chân Lạp thôn tính.
- Tuy vậy, người Chân Lạp lại không thích nghi với điều kiện sống ở đây nên đã rút về khu vực Biển Hồ, khiến cho vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang cho đến cuối thế kỉ XVI.
- Từ thế kỉ XVI, trên vùng đất Tây Nam Bộ bắt đầu xuất hiện lưu dân người Việt ở các tỉnh phía bắc và miền Trung, rời quê hương vào vùng đất này để tìm đường sinh sống. Công cuộc khai phá vùng đất mới được chia làm 2 thời kì:
+ Từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII: lưu dân người Việt tự tiến hành khai phá, trồng trọt trên những diện tích nhỏ, khai thác nguồn lợi tự nhiên sẵn có, hiệu quả không cao vì thiếu thốn phương tiện.
+ Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII: công cuộc khai phá được tiến hành có tổ chức với những chính sách và biện pháp của các chúa Nguyễn, trong đó đáng kể là những chính sách: khai hoang và xây dựng các công trình thủy lợi, như: kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Tháp Mười, Chợ Gạo,...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |