Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có thể nói là trong toàn bộ bài Tự tình (bài 2) tác giả đã thể hiện sự đối lập “oái ăm” giữa cảnh và tình. Nhưng trong đó tiêu biểu hơn cả là các hình ảnh ở hai câu để, hai câu thực và hai câu kết:
- Hai câu đề là sự đối lập giữa cảnh và tình: Đêm khuya đáng ra phải là lúc yên giấc
thì chủ thể trữ tình lại thao thức không thể ngủ nổi bởi những nỗi niềm riêng tư. Oái ăm là giữa lúc ấy tiếng trống canh liên hồi càng làm cho sự trăn trở thành sự bực bội, càng làm “trơ” ra, thừa ra cái “vô duyên” của người con gái đang mong chờ hạnh phúc.
- Hai câu thực: Nỗi buồn ập đến, người phụ nữ mượn chút rượu để quên sầu nhưng ngặt một nỗi là “càng uống thì càng tỉnh”, bóng trăng xế như cũng đang trêu chọc con người.
- Hai câu kết: thể hiện nỗi chán chường của chủ thể trữ tình trước tình cảnh của mình. Đang tuổi xuân thì khát khao hạnh phúc nhưng đáp lại sự chờ đợi ấy là việc tình cảm mà người phụ nữ có được chỉ là một chút “tí con con”, cho thấy hoàn cảnh bạc bẽo mà người phụ nữ phải gánh chịu. Mùa xuân thì cứ xoay vần, còn tuổi xuân của con người sẽ dần vơi đi, sẽ đến lúc không quay trở lại nữa.
Cả bài thơ là một sự đối lập giữa cảnh và tình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |