LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến của riêng em và chứng minh ý kiến đó là đúng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
398
0
0
Nguyễn Cao Khải
07/03/2019 21:19:51
Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/03/2019 12:27:35
Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người: học ở trường, ở gia đình và ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy, theo em câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn là đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Đây là một ý kiến cũng hoàn toàn đúng.
Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho
bản thân. Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phơi bày ra hết sức chân thực: cảnh chợ búa, cảnh người giúp người, cảnh trộm cắp, tranh giành nhau,…
Cuộc sống bên ngoài đa màu, đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình. Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao? Già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dưỡng cha mẹ thật chu đáo; đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quà thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.
Hay ở góc đường kia có những người tranh nhau mua bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng có thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chỉ có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.
Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích về trí tuệ cũng như về đạo đức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã được học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành sàng khôn của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bài học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà nó còn phải được vận dụng trong cuộc sống thường ngày. Chỉ có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn. Chính vì thế, câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện mình. Nếu ai đó chỉ sống trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà khống được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trờ thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức, biết làm những điều hay cho xã hội, cho mọi người.
Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn, bài ca dao ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đến những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cành cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước, con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ. Bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điểu bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quen mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn çủa ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.
Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu đẽ từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.
Bời vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chân lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muốn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư