Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cho biết mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường? Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc

Câu 1. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
Câu 2. Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc.
Câu 3. Em và các bạn phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Câu 4. Hiện nay chúng ta đã khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa? Hậu qủa của nó với môi trường như thế nào?
Câu 5. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
Câu 6. Hãy nhận xét về việc bảo vệ môi trường ở trường lớp em và địa phương nơi em ở
Câu 7. Trong những năm gần đây, ở nước ta và các nước trên thế giới hiện rượng hạn hán, bão lụt...xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân nào gây ra các hiện tượng trên?
Câu 8. Có ý kiến cho rằng:" Phá rừng ngập mặn làm hồ nuôi tôm sẽ mang lại nguồn lợi lớn". Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?
13 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.575
8
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:04:15
1.Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,...) Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước,... Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:04:38
2
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
2
2
$$$$$$
08/03/2019 20:04:46
2.
giải thích:
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. Nhưng mình thấy ở nước ngoài cũng rất giàu tài nguyên nhưng họ không khoe như mình mà họ chỉ đầu tư và các phương án khai thác nâng cao.
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:05:10
3
Vứt rác đúng nơi quy định
Nhắc nhở với những người vứt rác bừa bãi
Trồng thêm cây xanh
Không tiếp tay cho những người chặt cây
Không giúp những người buôn bán động vật
Tuyên truyền với mọi người biết tầm quan trọng của môi trường
1
2
Phương Như
08/03/2019 20:05:42
Câu 8
=> Ý kiến đó không đúng vì rừng ngập mặn có lượng đất lớn nhưng ảnh hưởng nhiều rủi ro như:
+ Có thể nước biển ngập vào làm ngập chết tôm (đối với tôm nước ngọt).
+ Nước biển cuốn tôm đi (vào mùa lũ).
1
2
$$$$$$
08/03/2019 20:05:48
5.
Vai trò của rừng là vô cùng quan trọng với cuộc sống
Tổng quan;
(Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người,là nơi du lịch,thám hiểm,…)
Cụ thể:
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976),(Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
Ngoài ra rừng cũng có vị trí rất quan trọng trong quốc phòng nhất là ở Việt Nam:"Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù".(Tố Hữu).
1
1
Phương Như
08/03/2019 20:06:38
Câu 5. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
=> Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người,là nơi du lịch,thám hiểm,…
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:06:54
4.
Hiện nay con người đang khai thác bừa bãi, săn bắt, giết hại động vật quý hiếm:
- Việc khai thác khoáng sản đang phá hoại môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ- huyện Nà Rì- Tỉnh Bắc Cạn.
- Động vật quý hiếm đang biến mất dần như:
+ Bò tót, bò rừng ở khu bảo tồn Ea Sô- huyện Ea Kar - Đắc Lắc.
+ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Voọc ngũ sắc, vượn má đen, Voọc đen tuyền, Voọc Hà Tĩnh, lan hài đốm, lan hài xoắn, lan hài xanh, bách xanh.
Đối với động – thực vật.
+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
Đối với con người
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:07:37
5
Rừng là cội nguồn của các dòng chảy:
Dù chúng ta có phủ nhận hay không, dòng chảy đều bắt đầu từ vùng cao đến vùng thấp, mà rừng chính là cội nguồn đầu tiên hình thành nên các dòng chảy con sông lớn và các nhánh sông trải dài hàng nghìn km xuyên qua các quốc gia, cung cấp nguồn nước đi kèm với hệ sinh thái thủy hải sản cho con người sống ven sông. Chính ven các con sông lớn là nơi hình thành nên các nền văn minh đầu tiên của loài người.
Rừng bảo vệ đất chống xóa mòn:
Không những cung cấp nước cho chúng ta, rừng còn "điều tiết" lượng nước mỗi khi mưa lớn, rễ cây giúp hấp thụ phần lớn lượng nước, bám đất chống xòa mòn do tác động của dòng chảy. Những nơi không có rừng bảo vệ mỗi khi mưa lớn rất dễ xảy ra hiện tượng lũ quét.
Rừng giúp chúng ta thở:
Rừng cung cấp hơn một nửa lượng Ôxy trên trái đất nhờ vào quá trình quang hợp của cây hấp thụ Cacbon điôxít và thải ra Ôxy. Có thể hơi viễn vông nhưng nếu một ngày nào đó, lượng cây trên trái đất không còn tồn tại nữa thì thật nguy hiểm. Đó cũng là lý do vì sao người ta thường nói "Rừng nhiệt đới Amazon là lá phổi xanh của trái đất".
Rừng không đơn giản chỉ là cây không:
Rừng là nơi ở của rất nhiều loại động vật, loài thú khác nhau hoặc gia súc chăn nuôi của hàng triệu con người sống ở vùng núi, du mục, ... Các món ăn sơn vị ở đâu mà có nhỉ? Không phải từ vùng núi săn bắt rồi đem xuống vùng hạ buôn bán thì còn ở đâu? Rừng cũng giống như mẹ cho chúng ta ăn lúc chúng ta còn nhỏ.
Rừng điều hòa khí hậu:
Cacbon đioxít chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu nóng lên, rừng giúp chúng ta hấp thụ chúng, làm trái đất bớt nóng hơn thì chẳng phải giúp chúng ta điều hòa khí hậu thì còn gì nữa.
Rừng cung cấp thuốc:
Coi phim Trung Hoa bạn có thể thấy, các thần y đều ẩn danh trên núi không ha. Thật là vậy, các dược phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều được chiết xuất phần lớn từ các loài cây rừng. Một số loại thần dược từ rừng ai ai cũng biết như nấm Linh Chi, Nhân sâm, ...
Rừng còn vô số các vai trò lớn nhỏ khác để mà kể hết ra cũng khó. Mình nghĩ bao nhiêu đó là đủ để cho thấy tầm quan trọng của rừng với môi trường và con người mặc dù nó đang ngày càng bị chặt phá, thu hẹp, ...v.v.
1
2
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:10:03
5
- Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước sông bị bẩn
+Vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi nơi công cộng
+Thiếu ý thức và trách nhiệm khi thấy rác bị vứt lung tung
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:10:44
5
Hiện nay con người đang khai thác bừa bãi, săn bắt, giết hại động vật quý hiếm:
- Việc khai thác khoáng sản đang phá hoại môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ- huyện Nà Rì- Tỉnh Bắc Cạn.
- Động vật quý hiếm đang biến mất dần như:
+ Bò tót, bò rừng ở khu bảo tồn Ea Sô- huyện Ea Kar - Đắc Lắc.
+ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Voọc ngũ sắc, vượn má đen, Voọc đen tuyền, Voọc Hà Tĩnh, lan hài đốm, lan hài xoắn, lan hài xanh, bách xanh.
Đối với động – thực vật.
+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
Đối với con người
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 20:12:22
Câu 7. Trong những năm gần đây, ở nước ta và các nước trên thế giới hiện rượng hạn hán, bão lụt...xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân nào gây ra các hiện tượng trên?
- Khai thác rừng bừa bãi
- Các rác thải do nhà máy,xí nhiệp
- Vứt rác bữa bãi xuống sông hồ
- Con người thiếu ý thức và trách nhiệm
- Con ngươi thiểu hiểu biết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×