Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Vai trò, triển vọng của lâm nghiệp:
- Vai trò của lâm nghiệp:
+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.
+ Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng; tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị.
- Triển vọng của lâm nghiệp
+ Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại. Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh; góp phần đảm bảo an ninh lương thực; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế; tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng,...
- Yêu cầu đối với người lao động:
+ Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.
+ Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành thiết bị, máy móc công nghệ cao.
+ Chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
+ Yêu quý và có sở thích đối với lâm nghiệp.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, Có đạo đức nghề nghiệp. Có sức khỏe tốt
2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
- Hoạt động cơ bản của lâm nghiệp:
+ Quản lí rừng
+ Phát triển rừng
+ Sử dụng rừng
+ Chế biến lâm sản
+ Thương mại lâm sản
- Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp:
+ Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài
+ Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
+ Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
3. Sự suy thoái tài nguyên rừng
- Một số nguyên nhân gây ra suy thoái tài nguyên rừng:
+ Khai thác trái phép, quá mức gỗ và lâm sản khác
+ Phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp
+ Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.
+ Cháy rừng
+ Chăn thả gia súc bừa bãi
+ Sự phát triển quá mức của cơ sở hạ tầng và khai khoáng.
- Giải pháp khắc phục Sự suy thoái tài nguyên rừng:
+ Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
+ Hoàn thành việc giao đất, giau rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng
+ Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lý riêng
+ Kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng
+ Kiện toàn, cùng có tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ trung ương tới địa phương.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |