Hãy nêu lại khái niệm phó từ. Chức năng của phó từ là gì? Lấy ví dụ cụ thể.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
- Chức năng:
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…
+ Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…
+ Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…
+ Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…
+ Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…
- Ví dụ:
+ Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.
“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.
+ Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.
“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.
+ Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.
“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |