LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nửa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.110) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về ...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nửa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.110)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn

thơ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
25
0
0
Trần Bảo Ngọc
11/09 08:48:36
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnPhân tích đoạn thơ; Nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, và đoạn thơ trong đề* Cảm nhận về đoạn thơ- Khát quát đoạn thơ+ Đoạn thơ la lời khẳng định nỗi nhớ da diết, không nguôi của người cán bộ cách mạng (người ra đi) với người dân Việt Bắc (người ở lại) khi rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.+ Lời thơ tâm tình, tha thiết cho thấy tình cảm sâu nặng, ơn nghĩa thủy chung giữa người cán bộ và người dân Việt Bắc.+ Đây là một truyền thống tốt đẹp, là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.- Lời khẳng định nỗi nhớ của người ra đi:“- Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"+ Hai từ láy “mặn mà, đinh ninh” vừa chỉ mức độ tình cảm sâu đậm, vừa khẳng định tình cảm của người kháng chiến với Việt Bắc “trước sau như một” không thay lòng đổi dạ.+ Câu thơ “Mình đi, mình lại nhớ mình” là lời đáp trả của người ra đi trong câu hỏi “Mình đi, mình có nhớ mình” của người ở lại. Tố Hữu thể hiện sự tài hoa ở việc lặp lại ba lần từ “mình” trong một câu thơ. Từ “mình” ở vị trí thứ nhất và thứ hai chỉ người ra đi còn từ “mình” ở vị trí thứ ba vừa chỉ người ra đi vừa chỉ người ở lại. Qua đó, người ra đi muốn khẳng định lối sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ - niềm kiêu hãnh của mỗi con người Việt Nam.+ Biện pháp so sánh trong câu thơ “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu” càng khắc sâu nỗi nhớ của người ra đi với người ở lại mênh mông, dạt dào không thể kể xiết.→ Qua lời đáp trả của người ra đi với người ở lại, Tố Hữu muốn nhắn nhủ rằng cách mạng không bao giờ quên ơn nhân dân, bởi đó là truyền thống tốt đẹp, là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.- Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc:Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.+ Biện pháp so sánh trong câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” nhằm khẳng định nỗi nhớ của người ra đi đối với người ở lại giống nỗi nhớ của đôi lứa yêu nhau da diết.+ Nhớ những đêm “trăng lên đầu núi” với ánh sáng vằng vặc soi tỏ cuộc sống hiền hòa, êm ả ở Việt Bắc.+ Nhớ nắng chiều phả xuống lưng nương. Đây không phải là cái nắng trưa hè gay gắt đốt cháy thịt da mà là cái nắng dịu nhẹ để lại nỗi nhớ niềm thương cháy bỏng trong lòng người.+ Nhớ bản làng chìm trong “khói” và “sương”. Hai hình ảnh này đã tạo ra nét mộng mơ, bảng lảng cho thiên nhiên Việt Bắc. Chính thiên nhiên đã tôn tạo thêm nét đẹp trong cuộc sống của con người.- Nỗi nhớ về những không gian quen thuộc:“Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thía, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”+ Hai từ ghép đối lập “sớm khuya” và “đi về” cho thấy nỗi nhớ của người ra đi gắn với hình ảnh con người Việt Bắc siêng năng, cần cù, thức khuya, dậy sớm hết lòng vì cách mạng.+ Hàng loạt những hình ảnh liệt kê trong các cụm từ: “rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê” cho thấy nỗi nhớ của người kháng chiến đối với thiên nhiên Việt Bắc thật chi tiết, cụ thể. Cụm từ “nhớ từng” được lặp lại hai lần, điệp từ “nhớ” bốn lần đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha của người ra đi đối với Việt Bắc.- Đánh giá:+ Đoạn thơ mang tính dân tộc đậm đà.+ Kiểu kết cấu đối đáp rất quen thuộc với thơ ca dân tộc. Ngôn ngữ bình dị, quen thuộc. Tác giả đã sử dụng thành công hai đại từ “mình – ta” cùng -nhiều từ láy gợi tả tâm trạng.+ Nhiều thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: đối lập, hoán dụ, liệt kê, câu hỏi tu từ....+ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, da diết.* Nhận xét về tính dân tộc thể hiện trong đoạn thơ:- Lời tâm tình thương nhớ giữa quân và dân Việt Bắc đã cho thấy nghĩa tình sâu nặng của người cán bộ, của cách mạng đối với chiến khu Việt Bắc. Đó là truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc ta.- Tính dân tộc trong đoạn thơ được thể hiện qua các hình ảnh, kỷ niệm cụ thể cho thấy tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc.- Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào về con người Việt Bắc đã hết lòng với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của nhà thơ Tố Hữu. Đồng thời khẳng định Việt Bắc chính là cái nôi cách mạng.- Tính dân tộc không chỉ thể hiện qua nội dung còn được thể hiện qua hìnhthức nghệ thuật với giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng ân tình cùng thể thơ lục bát tryền thống với nhiều cách tân. Câu thơ lúc dùng dị, dân dã gần với ca dao, lúc thì cân xứng, nhẹ nhàng, trau chuốt mà trong sáng. Nổi bật là cấu tứ đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca “mình – ta”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư