Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. LÀM VĂN Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại ...

II. LÀM VĂN

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.6)

Cảm nhận số phận nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn hiện thực về cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng của nhà văn Tô Hoài.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
18
0
0
Phạm Văn Phú
11/09 08:55:35
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Cảm nhận số phận nhân vật Mị qua đoạn trích; nhận xét cái nhìn hiện thực về cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng của nhà văn Tô Hoài. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

*Khái quát vài nét về tác giả và nhân vật* Cảm nhận về số phận của nhân vật Mị qua đoạn trích

– Đoạn trích miêu tả phần đời thống khổ của Mị dưới sự bóc lột của chế độ phong kiến, địa chủ miền núi hà khắc: tê liệt tinh thần, mất sức phản kháng.

+ Mị quen dần với cuộc sống thống khổ, bị bóc lột về mặt thể xác lẫn tinh thần: không nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử, tưởng mình là kiếp trâu, ngựa, lao động quanh năm suốt tháng, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

+ Tinh thần Mị tê liệt, mất hết ý thức về không gian, thời gian: Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.

– Đoạn văn miêu tả nhân vật qua những cử chỉ, hành động theo thói quen, không tập trung vào xây dựng những diễn biến nội tâm sâu sắc nhưng đã làm bật lên được số phận bất hạnh, thống khổ của Mị – một người lao động nghèo sống trong chế độ phong kiến miền núi hà khắc, tàn bạo, bất công…

* Nhận xét cái nhìn hiện thực về cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng của nhà văn Tô Hoài

– Hiên thực cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng với cuộc đời thống khổ, bị áp bức bởi thế lực cường quyền – dần mất ý thức về sự sống, ý thức, về hạnh phúc và tự do.

– Nhận xét:

+ Với tư cách là một tác phẩm hiện thực, đoạn trích đã phản ánh một cách tương đối chân thực cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.

+ Đó là bức tranh đời sống chân thực nhất được người nghệ sĩ cải biến đưa vào trang văn của mình, từ đó phản ánh những sự thực ở đời đến người đọc.

* Đánh giá chung

– Qua số phận của nhân vật Mị, Tô Hoài đã lên án và tố cáo xã hội phong kiến cường quyền, thần quyền đã đàn áp, bóc lột người dân lao động đến cùng cực.

– Cái nhìn hiện thực khiến tác phẩm thêm sâu sắc, khắc họa rõ nét hơn cuộc đời khổ đau của vô số những mảnh đời nơi vùng núi Tây Bắc trước Cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×