Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Kể lại truyện “Sự tích hồ Gươm”:
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm kể lại chuyện gì?
- Truyện có những sự kiện và nhân vật nào?
- Diễn biến câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) ra sao?
- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… khi kể lại truyện không? Nếu có, thì thêm, bớt thế nào?
- Truyện gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a)
- Sự tích Hồ Gươm kể chuyện Lê Lợi được đức Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc. Khi Giặc tan, đức Long Quân đã sai Rùa Vàng lấy lại gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn kiếm.
- Sự kiện chính:
+ Lê Thuận kéo lưới bắt được lưỡi gươm.
+ Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
+ Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.
+ Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan giặc Minh xâm lược.
+ Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, rùa nổi lên mặt nước, xin lại gươm thần.
- Diễn biến câu chuyện:
Mở đầu: Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. Vì thế, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.
Diễn biến: Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận kéo lưới tìm được thanh gươm , Lê lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng tìm thấy chuôi gươm . Kết hợp cả hai thì vừa như in. Nhờ gươm thần , nghĩa quân đánh đâu thắng đấy
Kết thúc: Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi – lúc bấy giờ đã lên ngôi vua – đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
- Có thể thêm những chi tiết, hình ảnh,… khi kể lại truyện này như sau:
+ Ở phần đầu giải thích rõ hơn địa danh Lam Sơn, chẳng hạn: “Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay,…” hoặc “Thấy vậy, đức Long Quân, tức vua Thủy Tề quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước”.
+ Ở phần cuối, chẳng hạn “Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn kiếm – tên gọi gắn liền với vũ khí giàu tính chất chính nghĩa của nhân dân ta và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Gấp trang sách lại nhưng trong em vẫn vẹn nguyên hình ảnh gươm thần, vẫn vang vọng âm thanh của cuộc chiến đấu chính nghĩa với những vị tướng hiền tài đã cứu nước, cứu dân. Em tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mình. Em mong thế giới hôm nay và mai sau mãi mãi không có chiến tranh.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |