Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi sai của các đoạn văn sau: a) Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Đầy là bài thơ đạt giải A trong cuộc thi Thơ Lục bát do Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2002. Cả bài thơ cho thấy tình yêu thương, đức hy sinh của người mẹ. Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ. Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ...

Chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi sai của các đoạn văn sau:

a) Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Đầy là bài thơ đạt giải A trong cuộc thi Thơ Lục bát do Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2002. Cả bài thơ cho thấy tình yêu thương, đức hy sinh của người mẹ. Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ. Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất giành cho con, cho cuộc đời. Có thể nói, phép mầu nhiệm của đôi tay mẹ được sinh ra từ vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, dầu dãi. Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con, Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình. Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu; mầu nhiệm của tình yêu thương; đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sai tên tác giả bài thơ)

-……………………………………….

………………………………………..

-……………………………………….

………………………………………..

-………………………………………

………………………………………..

- Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sửa lại tên tác giả)

-……………………………………….

………………………………………..

-……………………………………….

………………………………………..

-………………………………………

………………………………………..

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5
0
0
Trần Đan Phương
11/09 10:23:26

a) Đoạn 1

Những chỗ sai

Cách sửa

- Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sai tên tác giả bài thơ)

- Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ.

(Thiếu dấu phẩy để phân tách thành phần trạng ngữ và thành phần chính trong câu)

- Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất giành cho con, cho cuộc đời.

(Lỗi chính tả: gi/d)

- Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con, Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

(Dùng dấu phẩy là không đúng khi chuẩn bị trích dẫn thơ, thiếu dấu ngoặc kép khi trích dẫn trực thiếp các câu thơ)

- Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu; mầu nhiệm của tình yêu thương; đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

(Dùng dấu chấm phẩy không đúng vì câu văn này không có nhiều ý phức tạp cần được liệt kê và đánh dấu ranh giới)

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy)

- Trong bài thơ, chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ.

(Thêm dấu phẩy vào sau cụm từ “Trong bài thơ”

- Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất dành cho con, cho cuộc đời.

(Sửa lỗi chính tả)

- Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con: “Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”.

( Thay dấu phẩy bằng dấu hai chấm, thêm dấu ngoặc kép khi trích dẫn nguyên văn câu thơ)

- Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu, mầu nhiệm của tình yêu thương, đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

(Thây dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo