Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Quan niệm: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
- Đặc điểm:
+ Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, phổ biến là: thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn, thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo.
+ Thiên tai có tính rủi ro, có thể gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
+ Thiên tai xảy ra bất thường, gây ra những biến động có nguy cơ tàn phá môi trường, gây thiệt hại lớn đến của cải và tính mạng của con người.
+ Thiên tai có nguồn gốc từ tự nhiên, con người hoặc kết hợp giữa tự nhiên và gián tiếp do con người.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân tự nhiên: do các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các quá trình nội sinh xảy ra làm di chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra động đất, sóng thần,… Các quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, khi trạng thái của khí quyển, thủy quyển thay đổi bất thường có thể gây ra các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, dịch bệnh,…
+ Nguyên nhân con người: con người gián tiếp gây ra thiên tai, tác động đến môi trường và bầu khí quyển như xả các chất thải rắn, khí thải vào môi trường; tàn phá rừng, vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Từ đó làm cho các thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường và cực đoan hơn. Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho các thiên tai khốc liệt hơn.
- Phân loại:
+ Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực Biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo.
+ Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam; ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.
+ Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.
+ Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Động đất có độ lớn bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.
+ Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
+ Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |