Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài làm:
Xin chào thầy cô và các bạn thân mến. Tôi là…………, học sinh lớp 12….., trường………………..
Các bạn thân mến! Hiện nay, các cuộc thi tái chế trang phục từ rác thải trong trường học đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng những cuộc thi này chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả bền vững trong việc bảo vệ môi trường.
Thời gian gần đây, nhiều trường học trên khắp cả nước đã tổ chức các cuộc thi tái chế rác thải, nhựa phế liệu thành trang phục cho học sinh tham gia. Những cuộc thi này được tạo ra với mục đích nâng cao nhận thức và ý thức cho các bạn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thông qua đây, những thông tin, kiến thức về rác thải nhựa và phương pháp tái chế chúng đến với học sinh một cách dễ tiếp thu, dễ ứng dụng hơn. Nhiều bạn đã có những sản phẩm rất chất lượng, công phu, thể hiện được tài năng, tính sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, thời trang tái chế trong trường học cũng gây tranh cãi khi nhiều ý kiến cho rằng chúng chỉ mang tính hình thức bởi hầu hết các sản phẩm làm ra đều dùng từ giấy, bao nilon, chai nhựa mới với số lượng lớn. Bên cạnh đó, để làm ra các trang phục như vậy phải sử dụng rất nhiều băng dính, hồ dán… – những thứ vẫn liên quan đến nhựa. Sau khi kết thúc cuộc thi, những sản phẩm này cũng không thể sử dụng trong thực tiễn và lại quay về làm rác thải, vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường.
Cô Phạm Thị Bình (giáo viên Trường THPT Dân Tộc Nội Trú số 2, tỉnh Nghệ An) nhận xét: “Những cuộc thi này chủ yếu chỉ mang tính hình thức, không đem lại nhiều hiệu quả, thậm chí còn xả rác nhiều hơn ra môi trường”.
Chị Hoàng Thu Trang (Nguyên Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp xanh và hành động vì môi trường GSEA) cho rằng: “Mình tôn trọng tinh thần muốn cống hiến của các bạn học sinh cũng như nhà trường, dù còn nhỏ nhưng các bạn cũng góp một phần ảnh hưởng, thay đổi tư duy về việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều trường và đơn vị lại không có quy định rõ ràng về nguồn gốc nguyên liệu. Thay vì sử dụng vật liệu tái chế thì các bạn lại “tự tạo vòng đời” mới bằng việc mua đồ mới (chai nước, giấy) để dùng. Các bạn dường như hiểu sai về khái niệm tái chế hay giảm thiểu. Hậu sự kiện, một số nhóm chạy theo thành tích nên đôi khi không đạt được giải như mong muốn lại “bỏ mặc” những sản phẩm mình vừa tái chế, không thu gom đúng cách”.
Xuất phát từ mong muốn tốt đẹp, nhưng hầu hết những cuộc thi này không mang đến kết quả đúng như mục đích mà nó hướng tới: đó là góp phần bảo vệ môi trường.
Theo chị Hoàng Thu Trang, để những cuộc thi thời trang tái chế mang lại kết quả đúng với mục đích thì không nên tổ chức nhỏ lẻ ở mỗi trường và liên kết mạnh trong vùng, hạn chế chạy theo thành tích. “Ngoài ra, nhà trường còn có thể tổ chức đặt bàn hoặc kho thu gom phục vụ cho cuộc thi. Bên cạnh đó, việc tái chế nên là việc hàng ngày chứ không phải gần đến cuộc thi thì đi mua hẳn đồ mới về để dùng rồi tái chế. Bảo vệ môi trường cần là vấn đề lâu dài”.
Với cô Phạm Thị Bình, muốn nâng cao nhận thức của học sinh trong vấn đề về môi trường còn những cách hiệu quả hơn: “Nhà trường có thể tổ chức một số cuộc thi tái chế nhưng theo hướng phát minh các mô hình, trò chơi, sản phẩm mang tính mỹ thuật”. Có nhiều phong trào, hoạt động chống rác thải nhựa vẫn đang được triển khai thực hiện tại nhiều trường học mà không phải là thi thời trang tái chế, ví dụ như các mô hình: chế tạo đồ dùng, đồ chơi, tác phẩm nghệ thuật từ nhựa phế liệu; sáng tạo tranh, ảnh, poster, infographic tuyên truyền; đổi rác lấy cây xanh… Đơn cử như sự kiện “Đổi rác lấy tương lai” được các bạn sinh viên thuộc Câu lạc bộ Sinh học (Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức tháng 10 vừa qua đã thành công thu hút nhiều bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội tham gia với nhiều hoạt động ý nghĩa: đổi rác lấy cây, các sản phẩm handmade được tái chế từ rác thải nhựa hay từ giấy các loại (vòng tay cao su; xích đu, lọ hoa bằng que kem, hoa giấy,…); khuyến khích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường…
Bên cạnh đó, tổ chức những cuộc thi, chương trình để nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh không hẳn là điều nhất thiết phải làm. Việc bảo vệ môi trường ở lứa tuổi học trò có thể xuất phát từ những hành động đơn giản, thường ngày. Em Hà Khánh Đạt (học sinh trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh) chia sẻ: “Để bảo vệ môi trường thì trước tiên cần đảm bảo trường lớp được sạch sẽ. Chúng em vẫn thường xuyên có phát động các phong trào dọn dẹp vệ sinh trong trường học, nhặt rác, tiết kiệm điện…”. Đó là những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực mà các bạn học sinh có thể làm hàng ngày để góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
Trên đây là phần thảo luận của tôi về vấn đề: Thời trang tái chế tại trường học: có thật sự hiệu quả?. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |