- Giải thích khái niệm hội nhập quốc tế.
- Nêu một số dẫn chứng cụ thể về hội nhập quốc tế.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1: Khái niệm: Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia tham gia vào hệ thống khu vực thế giới, trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống khu vực và thế giới.
♦ Yêu cầu số 2: Ví dụ:
- Ví dụ 1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 55% GDP toàn cầu và gần 43% giá trị thương mại thế giới.
- Ví dụ 2. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. ARF đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố hợp tác an ninh ở khu vực. ARF tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh.
- Ví dụ 3. Trung tâm kết nối hội nhập văn hoá quốc tế là Tổ chúc Giáo dục, Khoa học
và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO). Tổ chức này hoạt động với mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học vả văn hoa, góp phần xây dựng hoà bình, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hoá, ... UNESCO hoạt động dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung nhằm tạo điều kiện thúc đầy đối thoại giữa các dân tộc, các nền văn minh, văn hoá.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |