Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quan sát hình 21.3, dựa vào đoạn tư liệu 21.5 - trang 93, 94 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung: - Trình bày những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. - Nêu những điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?

Quan sát hình 21.3, dựa vào đoạn tư liệu 21.5 - trang 93, 94 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Trình bày những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Nêu những điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
Nguyễn Thu Hiền
11/09 11:56:26

Yêu cầu số 1: diễn biến chính trị của vùng đất phía Nam

- Ở khu vực Nam Trung Bộ:

+ Đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-Pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa, Cam-pu-chia, Đại Việt.

+ Đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Cham-pa chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).

- Ở khu vực Nam Bộ:

+ Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền cai quản triều đình Chân Lạp.

+ Vào thời kì Ăng-Co, triều đình Cam-pu-chia chỉ tập trung phát triển vương quốc ở khu vực Biển Hồ, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ đó.

+ Thế kỉ X - XV, vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay gần như không có dấu chân người.

+ Cuối thế kỉ XVI, nhiều nhóm người Việt tới khai phá vùng đất Nam Bộ.

Yêu cầu số 2:

- Sự khác biệt:

+ Từ thế kỉ I – VII: vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của vương quốc Phù Nam. Trong các thế kỉ III – V, Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

+ Từ thế kỉ X – XVI: Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Đất đai bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt.

- Nguyên nhân của sự khác biệt:

+ Tình trạng biển lấn, xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ khiến nhiều vùng đất đai bị ngập úng, khó canh tác

+ Triều đình Chân Lạp khó quản lí và kiểm soát vùng đất Nam Bộ (do người Khơ-me có tập quán canh tác ở những vùng đất đai cao; triều đình Chân Lạp thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài,…)

+ Sự dịch chuyển của tuyến đường thương mại quốc tế khiến cho vùng đất Nam Bộ mất đi vị trí trung tâm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k