a) Theo em, để lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào?
b) Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lí thu, chi theo những nội dung trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu a) Những nội dung cần thực hiện khi lập kế hoạch quản lí thu, chi:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình
+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi
+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
♦ Yêu cầu b) Làm rõ các nội dung
- Bước 1. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình
+ Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình là quá trình xác định và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể mà gia đình muốn đạt được trong tương lai.
+ Lập danh sách các mục tiêu tài chính của gia đình: liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,...
+ Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình.
+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.
- Bước 2. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình
+ Xác định các nguồn thu nhập giúp mỗi gia đình biết được tình hình tài chính hiện tại và có cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính.
+ Lập danh sách các nguồn thu nhập trong gia đình (bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư, thu nhập bổ sung....).
+ Lưu ý: Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.
- Bước 3. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Phân loại các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình.
▪ Các khoản chi thiết yếu: Xác định và ưu tiên các khoản chi thiết yếu như tiền mua nhu yếu phẩm, hoá đơn điện, nước, tiền học phí, thuốc men, chăm sóc sức khoẻ....
▪ Các khoản chi không thiết yếu: Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác.
+ Lưu ý nguyên tắc,
▪ Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu.
▪ Lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chi tiêu.
▪ Đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát.
- Bước 4. Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi
+ Tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi phù hợp với đặc điểm của gia đình.
+ Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi
+ Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp li có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.
- Bước 5. Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)
+ Sau khi xác định các khoản thu, chi và phân chia tỉ lệ khoản chi tiêu, các gia đình sẽ thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, ghi chép tất cả các khoản thu và chi tiêu hằng tháng.
+ Nguyên tắc:
▪ Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra.
▪ Không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc.
▪ Loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lí.
▪ Sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lí thu, chi
+ Điều chỉnh kế hoạch: So sánh kế hoạch chi tiêu với thực tế để điều chỉnh cho hợp li. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu giúp đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |