LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập: Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị. Đề 2. Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích. Đề 3. Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Mặc người mưa ...

Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập:

Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.

Đề 2. Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.

Đề 3. Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du):

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

Mặc người mưa Sở mưa Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

(Theo ĐÀO DUY ANH, Từ điển “Truyện Kiều”, sách đã dẫn)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
10
0
0
Phạm Văn Bắc
11/09 12:03:41

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2)

- Xác định bộ phim (vở kịch, bài hát) mà em sẽ phân tích.

- Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp nội dung, hình thức của bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Kiểu văn bản chính: phân tích một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim, vở kịch hay bài hát).

+ Phạm vi dẫn chứng: nội dung của bộ phim (vở kịch, bài hát) đã chọn.

- Đọc kĩ các yêu cầu bài nghị luận phân tích một tác phẩm nghệ thuật đã nêu ở mục 1. Định hướng. Tham khảo văn bản Vở kịch “Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường” để biết cách viết bài phân tích một bộ phim (vở kịch, bài hát).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu bộ phim (vở kịch, bài hát) và nêu khái quát điểm đặc sắc.

Thân bài

Nêu các ý cụ thể phân tích bộ phim (vở kịch, bài hát):

+ Phân tích nội dung, ý nghĩa của bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Phân tích các điểm đặc sắc về hình thức bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Nêu các nhận xét của người viết về thành công và hạn chế của bộ phim (vở kịch, bài hát).

Kết bài

Nêu đánh giá khái quát về bộ phim (vở kịch, bài hát): giá trị thời sự, hiệu quả tác động tới người xem, dư luận xã hội về bộ phim (vở kịch, bài hát) đó.

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý một số điểm về kĩ năng diễn đạt, trình bày (tham khảo Bài 1, phần Viết, mục c, trang 27)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư