Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh câu tục "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Giúp minh vs cô sắp ktra rùi
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
364
1
0
~Như'ss Tiểu'ss ...
17/03/2019 15:37:24

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
~Như'ss Tiểu'ss ...
17/03/2019 15:37:45

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.

Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: "Có công mài sắc có ngày nên kim".

Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đây cũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.

Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏ thêm bài học ấy.

Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.

Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.

Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...

Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.

Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được những hình tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: "Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bỉ gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào" "toàn thắng đã về ta" thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Làm sao kể hết những dẫn chứng có thể tìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngữ, ca dao diễn đạt cụ thể: "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cùng đầy tổ" hay "Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng".

Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bật tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:

Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:

Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy gian khổ
Không nao núng tinh thần.

(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Như thế, có thể nói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nản khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việc gì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.

0
0
~Như'ss Tiểu'ss ...
17/03/2019 15:38:04

Ông cha ta ngày trước thật tài tình khi đúc kết những kinh nghiệm vốn sống quý báu trong những câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, hàm súc. Một bài học đầy ý nghĩa lưu giữ và truyền dạy qua câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Chân lí ngàn đời cô đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Cây kim tuy nhỏ bé nhưng lại có ích hơn là thanh sắt xù xì, thô ráp kia. Song, để có được thành quả đáng trân trọng này, người thợ đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Vậy cái gì làm nên sức mạnh giúp người đó hoàn thành công việc khó khăn tưởng như không thể làm nổi? Chính nhờ lòng kiên trì, nhẫn nại, sự bền bỉ cố gắng không mệt mỏi mà cây kim ấy ra đời. Câu tục ngữ mang lời răn dạy, lời khuyên nhủ chân thành mà người đời trước muôn để lại cho người đời sau. Chỉ cần bền chí, giàu nghị lực thì dù việc có khó khăn tới đâu cũng có thể vượt qua và hoàn thành xuất sắc.

Những tấm gương sáng trong thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Những người như chúng ta, đầy đủ chân tay thì việc viết chỉ bằng tay không thuận còn là cả vấn đề. Vậy mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí vì ham học, đã quyết tâm tập viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt. Con người cần hàng triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và họ cũng mất từng đấy thời gian cho việc sử dụng thành thạo đôi tay trong học tập, lao động. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí đã lập nên kì tích, đã tạo ra điều kì diệu ngay giữa cuộc sống đời thường. Những nét chữ đầu tiên thực sự khó khăn. Song với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường mình đã chọn. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí trở thành nhà giáo ưu tú dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, là tấm gương quen thuộc với học sinh chúng ta. Đôi bàn chân này làm nhiệm vụ của đôi chân, và của cả đôi bàn tay khéo léo.

Trong lao động, người ta cần nhắc tới đầu tiên chính là nhà bác học Lương Định Của. Mặc dù là nhà bác học, nhưng để lai tạo thành công giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống được sâu rầy, ông làm việc vất vả cực nhọc không khác gì người nông dân đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng vậy, ông bì bõm dưới ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Phải qua vài vụ lúa mới xong một đợt. Cứ thế hết đợt này đến đợt khác, đích thân nhà bác học thực hiện công trình nghiên cứu. Nhờ có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại của ông mà những giống lúa mới liên tiếp ra đời, giống sau tốt hơn giống trước. Vì thế, nhân dân cả nước không những được no ấm mà chúng ta còn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.

Đó là những tấm gương về lòng kiên trì bền bỉ ở nước ta. Còn biết bao tấm gương trong chiến đấu, trong thể dục thể thao, trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật... ta chưa có dịp nhắc tới. Bên cạnh đó, nhìn ra thế giới, ta thấy vô vàn những tấm gương đáng học tập. Ai cũng biết tới vợ chồng hai nhà khoa học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie. Suốt 4 năm ròng rã, họ đã kì công lọc đi lọc lại vô số lần trong 8 tấm quặng để tìm 1/10 gram chất phóng xạ radium. Qua việc phát hiện ra một nguyên tố hóa học, chúng ta mới phần nào hình dung ra sự kiên trì bền bỉ vô cùng mãnh liệt khi nghiên cứu phát minh một thành tựu phục vụ xã hội loài người. Oan - Đi-xnây được cả thế giới biết đến, đặc biệt là các em nhỏ vì sáng tạo ra nhân vật hoạt hình nổi tiếng, sáng lập ra công viên giải trí khổng lồ Đi-xnây-len. Nhà làm phim hoạt hình, nhà kinh doanh tài ba ấy từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng, từng nếm mùi phá sản bao lần trước khi thành công. Chỉ có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mới khiến con người liên tiếp thất bại trở thành những người thành danh khắp thế giới.

Lời khuyên của cha ông là bài học vào đời quý giá. Trước khi bắt tay vào công việc, trước khi từ bỏ ước mơ hoài bão của mình, ta hãy nghĩ tới thanh "sắt" và cây "kim". Chúng ta phải biết tự rèn luyện ý chí và nghị lực, rèn luyện đức tính kiên trì mới mong đạt tới thành công.

0
0
~Như'ss Tiểu'ss ...
17/03/2019 15:38:32

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiễn nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

1
0
doan man
17/03/2019 16:33:42
Có thể nói, trong cuộc sống, để đi đến được thành công, con người ta cần phải có rất nhiều những yếu tố khác nhau, và một trong số đó chính là sự kiên trì, nỗ lực. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông cha ta.
Hai hình tượng “sắt” và “kim”, nếu “sắt” là một kim loại khá to, dày và nặng thì “kim” lại là một đồ dùng nhỏ bé, mỏng và sắc bén, ông cha ta cho rằng “có công mài sắt, có ngày nên kim”, tức là nếu ta cứ chăm chỉ, nỗ lực mài thanh sắt to ấy, rồi sẽ có lúc, thanh sắt ấy trở thành một cây kim mỏng manh, có thể sử dụng được. vforum.vn Sâu xa hơn, ông cha ta muốn nói về sự kiên trì, quyết tâm của mỗi người trong cuộc sống, hãy cứ chăm chỉ, nỗ kiên trì rồi ắt sẽ có ngày ta đạt được thành quả, đạt được thành công như ta mong muốn, không điều gì là không thể nếu con người ta nỗ lực hết mình.
Tại sao “có công mài sắt có ngày nên kim”? Trước hết, trong cuộc sống này, con người ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách mà có thể khiến ta nản chí hay chùn bước bất cứ lúc nào. Vậy nếu cứ nản lòng như thế, thậm chí là từ bỏ sau khi nhận thất bại, đến bao giờ con người mới có thể đạt được điều mà mình mong muốn, bước đến ánh hào quang? Hay ta sẽ cứ quay lưng lại và bước về phía bóng tối? Những lúc như vậy, điều cần thiết nhất không phải là suy nghĩ xem ta có nên dừng lại hay không mà hãy suy nghĩ rằng làm cách nào để vượt qua nó, để rồi gặt quyết tâm và đương đầu với thử thách ấy. Quá trình càng gian nan thì thành công sẽ càng to lớn. Giống như việc nhà bác học tài ba Thomas Edison phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm mới có thể nghiên cứu ra được sợi dây tóc của bóng đèn sợi đốt, hay Bác Hồ phải trải qua hàng chục năm bôn ba nơi xứ người, làm biết bao công việc khác nhau để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. SẼ chẳng có thành công nào được tạo ra nếu như không phải sức lực tạo nên nó, do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp nào, sự kiên trì, quyết tâm, chăm chỉ, nỗ lực sẽ luôn là chìa khóa để đi đến đích của mỗi người.
Biết chăm chỉ, cần cù lao động, quyết tâm hành động để đạt được điều mà mình mong muốn sẽ giúp con người ta hình thành được bản lĩnh, sự tự tin, niềm tin vào chính bản thân mình, không run sợ trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào mà trong thời chiến, chính sự nỗ lực và quyết tâm của thế hệ cha anh ta cũng là một trong những yếu tố để làm nên những chiến thắng vẻ vang lẫy lừng của dân tộc. Sự run sự, tự ti , hay từ bỏ sẽ chỉ khiến con người ta không những không làm được gì mà còn mất niềm tin vào chính mình, mà một khi chính ta đã không còn tin tưởng vào bản thân mình, liệu cuộc sống sẽ còn ý nghĩa gì với ta nữa?
Vậy nên, câu tục ngữ của ông cha ta đã đặt ra bài học về việc không ngừng nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu và biến nó thành hành động và hết mình vì nó,. Thực tế, kể cả khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể đạt được điều mà mình mong muốn, sự hy sinh và ý chí ấy của bạn vẫn sẽ được công nhận và bạn có quyền được tự hào về chính những gì mà bạn đã làm được vì bạn đã cố gắng hết sức mình. Luôn nhớ rằng, cứ kiên trì thì thành quả sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đi cùng với đó cũng là cần quyết tâm, nỗ lực hết sức mình. Có thể, con người ta mới đạt được thành công.
“Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”, mà chỉ có những dấu chân hòa cùng mồ hôi, công sức, dựa trên sự chăm chỉ, bền bỉ, nỗ lực của mỗi người. Do đó, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một bài học đạo lý thật giàu ý nghĩa và đúng đắn biết bao.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
17/03/2019 18:52:35

Tục ngữ là những câu nói có vần điệu, lưu truyền trong dân gian từ xưa, đúc kết tri thức, kinh nghiệm thực tiễn của con người về tự nhiên, xã hội, cuộc sống, đạo lí ở đời. Những kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta qua nhiều thế hệ được gửi gắm trong nhiều câu tục ngữ. Bàn về tính kiên nhẫn, cần cù, chịu gian nan, vượt khó khăn, tục ngữ Việt Nam có câu:

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đọc câu tục ngữ, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen cho rằng dù một khối sắt to đến đâu, nếu chúng ta dành nhiều công sức, thời gian mài dũa thì chắc chắn sẽ trở thành một cây kim nhỏ bé.

Nhưng chỉ hiểu một cách sơ sài như thế thì chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa hàm súc của nó. Thật ra, dân gian đã dùng nghệ thuật thậm xưng để khuyên bảo mọi người rằng: nếu chúng ta kiên nhẫn, bền chí, không ngại gian khổ thì sự thành công ở tương lai tươi sáng sẽ mỉm cười với chúng ta. Đó chính là tầng nghĩa bóng của câu tục ngữ trên.

Những tấm gương trong học tập đã chứng minh điều này.

Cách đây khoảng 700 năm, Mạc Đĩnh Chi xuất thân từ gia đình nghèo khổ, nước da đen đủi, tướng mạo xấu xí, không có tiền học. Ngày qua ngày, cậu phải vào rừng kiếm củi để lấy tiền đong gạo, phụ giúp cha mẹ. Mạc Đĩnh Chi rất khao khát được học. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu ngấp nghé học lỏm. Thấy cậu có chí, thầy giáo cho cậu vào học. Buổi tối cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, vì cậu không có tiền mua dầu. Do miệt mài học tập như thế suôt trong một thời gian dài, cậu thi đỗ trạng Nguyên vào năm 1304, được vua Trần phong chức quan to trong triều đình, làm nhiều việc lớn giúp dân, giúp nước. Từ đó, gương khắc phục khó khăn để học thành tài của Mạc Đĩnh Chi luôn được các bậc cha mẹ nhắc nhở con cháu noi theo.

Trong khoa học, cũng có rất nhiều tấm gương suốt đời nghiên cứu khoa học để phục vụ cho lợi ích của nhân loại. Pasteur, nhà bác học người Pháp thế kỉ XIX, dù chân trái bị liệt, đi phải chống gậy nhưng ông đã kiên trì nghiên cứu văc-xin ngừa bệnh dại cho con người. Sau nhiều ngày mất ăn, đêm thiếu ngủ, vượt qua những thử thách ghê gớm trong khoa học, cuôi cùng Pasteur đã chế tạo thành công loại văc-xin này. Nhờ sự nhẫn nại của ông, biết bao người bị chó dại cắn đã thoát khỏi bàn tay của tử thần.

Trong chiến đấu, nhờ kiên trì, vượt mọi trở ngại, chúng ta đã lật đổ ách thống trị của ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Trong lao động, tấm gương của Tiến sĩ Nông học Lương Định Của đáng đế chúng ta nể phục. Khi nhận lời mời của Bác Hồ, từ nước ngoài, Tiến sĩ Lương Định Của sẵn sàng xa rời cuộc sông sung túc, đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần để trở về phục vụ đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi buổi sáng ông thức dậy thật sớm, đi ra đồng trước cả những người nông dân chân lấm tay bùn. Sau một thời gian dài lội ruộng, cấy lúa, phân tích thí nghiệm, ông đã lai tạo thành công một giông lúa mới vừa đạt năng suất cao, vừa có tính kháng sâu rầy mạnh. Điều này không chĩ làm cho bản thân ông hạnh phúc mà mọi người nông dân đều cảm thấy sung sướng và tự hào. Bên cạnh đó, ông còn miệt mài thử nghiệm và lai tạo được nhiều giống cây mới cho năng suất cao.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa, thấu đáo của câu tục ngữ, em cảm thấy mình cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa. Em xem “chữ nhẫn là chữ tượng vàng” cho sự phấn đấu, sẽ kiên trì học tập, lao động để thấy ánh sáng lung linh, đẹp đẽ của tương lai dù gặp những khó khăn trong cuộc đời. Em quyết nghe theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×