Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát các hình 20.2, 20.3, hãy nêu nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nông nghiệp:
+ Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, như: thực hiện chế độ quân điền (để ban cấp ruộng đất cho nông dân); khuyến khích khai hoang; quan tâm đế điều – thủy lời và đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp, như: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ…
+ Nhân dân tích cực, hăng hái sản xuất.
=> Nhờ đó, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển: diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập, đời sống nhân dân ổn định.
- Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp dân gian có nhiều làng thủ công nổi tiếng, như: làng Huê Cầu (Hưng Yên) chuyên nhuộm vải, làng Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) chuyên làm gốm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng…
+ Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của nhà nước gọi là Cục Bách tác, tập hợp những thợ thủ công giỏi trong nhân gian làm việc theo chế độ lao dịch cưỡng bức.
- Thương nghiệp:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
+ Nhà nước khuyến khích các xã lập thêm nhiều chợ mới; thuyền buôn nước ngoài chỉ được buôn bán tại một số điểm quy định, như: Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh)…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |