Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:
Bạn đã gặp những “thách thức” nào khi đọc, cảm nhận chùm thơ hai-cư của Ba-sô (Basho), Chi-y-ô (Chiyo), Ít-sa (Issa)? Vì sao những điều bạn vừa nêu có thể được gọi là “thách thức”?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Các bài thơ quá ngắn, quá ít chữ, tước bỏ hết những dẫn dắt, thuyết minh; buộc độc giả phải phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng ở mức cao mới có thể hình dung tương đối trọn vẹn về sự vật hay sự việc được nhắc đến.
- Các dòng thơ nhìn qua như rời rạc, thiếu vắng phương tiện kết nối giữa các hình ảnh, đòi hỏi độc giả phải làm đầy các khoảng trống hay những điểm trắng để phát hiện ra mỗi liên hệ giữa chúng.
- Hình ảnh trong các bài thơ dường như mới chỉ có tên, chưa có đặc điểm tạo hình cá biệt: cành khô, cánh quạ, chiều thu, hoa triêu nhan, dây gàu vương hoa, con ốc nhỏ, núi Phu-gi (Fuji). Điều này thật khác với vô số bài thơ mà ở đó, các hình ảnh được miêu tả thật chi tiết với nhiều màu sắc, âm thanh, hương vị,...
Như vậy, thơ hai-cư nói chung, ba bài thơ hai-cư trong SGK nói riêng có một
tính chất rất đặc biệt, được sáng tác dựa trên nền tảng thâm sâu của văn hoá Nhật Bản và mĩ học Thiền tông. Trong thế giới của thơ hai-cư, tác giả đôi khi chỉ như một người gợi đề tài, còn việc “hoàn tất” tác phẩm được “nhường” cho độc giả.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |