Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy sự giằng co giữa một bên là nỗi lo lắng khôn nguôi cho Ăng-đrô-mác, nỗi thống khổ của chàng khi hình dung ra kết cục bi thảm sẽ đến với vua cha, anh em, thần dân thành Tơ-roa; một bên là nỗi tủi hổ, đau đớn và tuyệt vọng khi nghĩ đến cảnh người vợ yêu dấu của chàng bị hạ nhục. Và đặc biệt, Héc-to dường như đã hiểu thấu nỗi đau khổ của Ăng-đrô-mác. Những tình cảm đó cho thấy tình yêu sâu sắc của chàng dành cho gia đình.
Tuy nhiên, ý thức về danh dự và bổn phận đã buộc Héc-to quyết định mở cổng thành, tuyên chiến với quân Hy Lạp. Quyết định này một mặt mâu thuẫn với tình cảm sâu sắc của chàng đối với gia đình, đẩy nhân vật sử thi vào tình huống lựa chọn đầy giằng co và kịch tính. Nhưng mặt khác, giữa hành động mở cổng thành và tình yêu của chàng dành cho gia đình, dưới góc nhìn của sử thi, lại không mâu thuẫn, mà tạo nên một trạng thái “hài hoà sử thi” trong hình mẫu người anh hùng. Người anh hùng trong sử thi Hy Lạp là người có tình cảm, có đời sống cá nhân, nhưng khi cần phải lựa chọn, họ sẽ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để thực hiện bổn phận. Điều này được thể hiện một cách thống nhất trong cách xây dựng các nhân vật sử thi trong I-li-át của Hô-me-rơ. A-khin (Achilles) phẫn nộ và mâu thuẫn với A-ga-men-nông (Agamemnong), nhưng khi có chiến tranh, khi những người bạn của mình hi sinh, chàng đã gạt bỏ nỗi hiềm khích cá nhân để ra chiến trận, lập chiến công. Chính sự “hài hoà sử thi” này tạo nên vẻ đẹp của các nhân vật sử thi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |