Dựa vào hình 3 (tr. 10, SGK) và hình 4 (tr. 11, SGK), em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) miêu tả cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong các lãnh địa phong kiến. Từ đó, em có nhận xét gì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lời giải:
- Thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa là: lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Lãnh chúa là chủ sở hữu của lãnh địa. Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật pháp riêng. Trong lãnh địa, lãnh chúa cho xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh và giao đất khẩu phần cho nông nô cày cấy. Trong đời sống thường nhật, lãnh chúa không tham gia vào hoạt động sản xuất mà sống xa hoa, sung túc dựa trên sự bóc lột nông nô.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải vật chất trong lãnh địa. Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất của lãnh chúa (đất khẩu phần) và phải nộp địa tô, mức tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp cho lãnh chúa nhiều loại thuế khác, như: thuế cưới xin, thuế ma chay…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |