Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.6, hãy:
- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông với các quốc gia trong khu vực.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1: Biểu hiện của sự hợp tác…
- Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC):
+ Ngày 4/11/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), các quốc gia ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
+ Ngày 6/8/2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin), ASEAN và Trung Quốc chính thức đưa ra dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (còn gọi là Dự thảo khung COC).
+ Tháng 11/2021, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24, các nước cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng thời và hiệu quả Tuyên bố DOC, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
- Ngoài ra, các nước đã kí kết và triển khai các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác trên Biển Đông. Ví dụ:
+ Từ năm 2004, hoạt động hợp tác tuần tra chung tại eo biển Ma-lắc-ca giữa ba nước Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, ngăn chặn khủng bố và cướp biển.
+ Từ năm 2017, ba nước Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a đã tiến hành hợp tác quốc phòng nhằm ngăn chặn cướp biển, buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác tại vùng biển Xu-lu.
+ Việt Nam và Phi-líp-pin tiến hành hợp tác hải giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông.
+ Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác tuần tra chung trên biển (tiến hành từ năm 2002). Ngoài ra, hai nước còn thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển.
♦ Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của sự hợp tác:
- Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh khu vực vì mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.
- Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên và trở thành mối quan tâm chung của các nước: hỗ trợ nhân đạo, đối phó khủng bố, cướp biển, ứng cứu thảm họa thiên nhiên,...
- Tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia thành viên, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên biển.
- Sự hợp tác cũng làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định tăng lên. Đây là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh của thế giới nói chung.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |