Trình bày và cho ví dụ về các định hướng phát triển du lịch Việt Nam
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Định hướng phát triển du lịch tại Việt Nam:
+ Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế.
+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo và du lịch nghỉ dưỡng biển. Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ như: du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển.
+ Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, như vốn từ ngân sách, vốn ODA, vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: Giữa năm 2010, Việt Nam đã bước vào nhóm các cường quốc hàng đầu về du lịch ở châu Á, với trên 2,2 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa
+ Ví dụ 2: Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 thành phố trung tâm của Việt Nam có thể khai thác thế mạnh để phát triển du lịch MICE.
+ Ví dụ 3: Tính đến năm 2015, tỉnh Kiên Giang đã thu hút 35 dự án ODA, FDI của các nhà đầu tư đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng vốn đăng kí hơn 1.3 tỉ USD. Những dự án đầu tư này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ du lịch, phát triển giao thông vận tải,… Ví dụ như: dự án kết hợp bảo tồn và phát triển tại các trọng điểm Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang….
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |