Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích và làm rõ chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
- Cho biết các biện pháp, chính sách được để cập nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hãy cho chính sách khác của Việt Nam mà em biết.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1:
- Chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước.
+ Chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
+ Điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoa, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản) để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lí đúng đắn lợi ích giữa nước ta và các đối tác.
+ Xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh, là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế.
+ Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp.
♦ Yêu cầu số 2: Các biện pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Rà soát, củng cố, hoàn thiện một cách căn bản thể chế thực thi và giám sát thực hiện các nghị quyết, chủ trương liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia các thể chế đa phương, lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng đối tác.
+ Có chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
+ Gắn hội nhập kinh tế quốc tế với củng cố an ninh quốc phòng.
+ Tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |