Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho đoạn thơ sau: Rễ siêng không ngại đất nghèo. Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Cho đoạn thơ sau:
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vương mk trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng cỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mk bóng râm"
('Tre Việt Nam', Nguyễn Duy)
a) Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ?
b) Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.757
70
24
nguyễn mai kim anh
19/03/2019 21:16:14
Biện pháp tu từ được sử dụng là:
+ nhân hóa: Rễ siêng không ngại đất nghèo
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Tre xanh không đứng khuất mk bóng râm
- cảm nhận về bài:
Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa: Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.
Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
43
Thiên Bảo Linh
19/03/2019 21:21:18
sử dụng biện phát tu từ so sánh, nhân hóa
đoạn văn:
đoạn thơ trên sử dụng các biện phát tu từ rất hợp lí vùa chính xác lại có tính thơ hay; mang đậm hình ảnh cây tre. Các câu các đoạn vần vs nhau ; tạo thành đoạn thơ mang đầy chất nhạc, đầy hình ảnh sống động
39
12
NoName.587705
24/10/2019 08:50:26
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?
- Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
- Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
- Cảm nhận về khổ thơ:
  • Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
  • Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
  • Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
  • Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.
2
17
NoName.658519
12/01/2020 21:29:08
Đề nào vậy bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×