Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng, Dân trai tráng nơi thuyền đi đánh cá ... Quê hương - Tế Hanh

Câu 1. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau:
a) "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
( Quê hương - Tế Hanh)
b) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 2: Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có."
Bằng hiểu biết của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
11.087
13
17
Đặng Quỳnh Trang
17/07/2017 20:26:39
"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
4
Đặng Quỳnh Trang
17/07/2017 20:30:56
b) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

Có một không gian tưởng chừng như thật buồn lắng mà thực chất lại tươi đẹp hoành tráng, tràn đầy sự sống. Đó là không gian biển đêm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Có bao nhà thơ viết về biển nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ. Ở đó ta bắt gặp không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, tràn đầy màu sắc, âm thanh cùng nhịp lao động khẩn trương, tấp nập. Làm nên được bức tranh này không thể không kể đến vai trò đắc lực của biện pháp tu từ mà đoạn thơ sau đây có thể coi là một ví dụ tiêu biểu:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Không gian của một ngày đang khép lại được mở ra mênh mông nhờ sắc đỏ rực rỡ của ánh mặt trời vào buổi hoàng hôn. Đó là cái rực sáng huy hoàng trước khi chuyển giao sang một thời điểm khác. Mặt trời như một khối lửa khổng lồ đang lặn dần xuống, kéo theo đằng sau đó là màn đêm. Vũ trụ là ngôi nhà lớn mà sóng và đêm được nhân hóa trở thành một sinh thể có hồn trong hành động cài then, sập cửa. Đêm đã buông xuống rồi! Cả vũ trụ đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Hòn lửa không tắt mà tạm dấu mình trong lòng biển để ngày hôm sau lại tỏa ánh hào quang rực rỡ. Hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo khiến cho thiên nhiên vũ trụ hiện lên vừa đẹp vừa hùng vĩ vừa gần gũi, thân thuộc và sinh động. Ánh sáng cuối cùng của một ngày sau giờ phút huy hoàng không còn nữa. Sóng cài then và đêm sập cửa thì cũng là lúc bóng đêm sập xuống. Và biển lại bước vào một cuộc sống mới: cuộc sống lao động của con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi

Khi vị chủ nhân thứ nhất của biển chìm vào giấc ngủ say thì vị chủ nhân thứ hai của nó lại mở cửa biển đêm để bước ra, tất bật, hứng khởi, cuốn biển vào trong guồng máy lao động sôi nổi và vui vẻ.  Sự sống của thiên nhiên tưởng như tạm dừng nghỉ giờ đây lại được tiếp tục trong nhịp sống của con người, là chứng nhân cho công việc lao động ấy. Đó là nhịp sống lao động lao động bình thường, đã trở thành quen thuộc của người dân chài, bởi vậy nó cũng trở thành nhịp sống về đêm của biển. Con người cùng biển bước vào một buổi làm việc thật hăng say. Tiếng hát tập thể hòa với tiếng sóng, thổi căng cánh buồm phăng phăng rẽ sóng. Câu hát thể hiện niềm lạc quan, niềm tin của người lao động. Nó được cường điệu hóa như có sức mạnh có thể thổi căng cánh buồm hay sức mạnh của tinh thần của người thể hiện trong lời hát đã làm cho chiếc thuyền kia vượt sóng biển nhanh hơn. Có lẽ là cả hai bởi như hòa theo gió biển, những chiếc thuyền đánh cá vẫn lao đi, mạnh mẽ và cường tráng. Nhịp sống lao động ngay từ đầu đã thật khẩn trương sôi nổi, báo trước những thành quả bội thu.

Qua khổ thơ đầu tiên của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có thể thấy sự kết hợp giữa những hình ảnh liên tưởng táo bạo, nhịp điệu thơ linh hoạt, gấp gáp với biện pháp so sánh, nhân hóa sinh động, đặc sắc, cho khúc ca ra khơi của người dân chài vẫn mãi vang lên, hào hùng. Đoàn thuyền ra khơi khi vũ trụ cài then, sập cửa để trở về trong vũ trụ mới, đầy cá tôm. Trong không gian mới mẻ, huy hoàng, mặt trời, vũ trụ đang chuyển động trong sức người và tao hóa. Tình yêu đối với cuộc sống mới của nhân dân đã giúp cho Huy Cận khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ còn đậm nét mãi với thời gian...
3
1
NoName.662684
30/01/2020 14:43:43
b) ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
Bằng sự liên tưởng, so sánh thú vị Huy Cận đã miêu tả chân thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm thật kì vĩ và tráng lệ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là một tấm cửa khổng lồ với những gợn sóng hiền hòa nối đuôi nhau chạy trên biển như những tấm then cài cửa. Nghệ thuật nhân hóa đã làm ''sóng'' và ''đêm'' hiện lên không tịnh mịch mà giống như những thành viên tinh nghịch của ngôi nhà vũ trụ bao la. Giữa cái vũ trụ bao la đất trời gần như chuyển vào cái trạng thái nghỉ ngơi của một ngày dài thì ngược lại con người lại đang hoạt động ''đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi''. Chính cái sự đối lập giữa con người và thiên đã làm nổi bật cái tư thế lao động của con người trước biển khơi. Hình ảnh ẩn dụ ''câu hát căng buồm'' làm cho câu hát có một sức mạnh lớn căng lên cánh buồm. Câu hát đó lạc niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lạc quan, yêu nghề, say mê với công việc chinh phục biển khơi, làm giàu Tổ Quốc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo