Hãy trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951-1953. Em có đồng ý với quan điểm cho rằng Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật? Tại sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Thắng lợi trên mặt trận chính trị:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) họp, quyết định đưa Đảng trở lại hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam.
- Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952).
♦ Thắng lợi trên mặt trận kinh tế:
- Phong trào thi đua sản xuất lập công, vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm được triển khai rộng khắp góp phần tăng cường tiềm lực vật chất cho cuộc kháng chiến.
- Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, thực hiện giảm tô ở các vùng tự do.
♦ Thắng lợi trên mặt trận văn hóa:
- Tiến hành cải cách giáo dục phổ thông theo hướng “phục vụ kháng chiến kiến quốc".
- Hệ thống trường chuyên nghiệp phát triển, trong đó có trường Mĩ thuật.
- Nền văn học, nghệ thuật cách mạng đạt được nhiều thành tựu với nhiều tác phẩm phản ánh về cuộc kháng chiến của dân tộc.
♦ Phát biểu ý kiến về nhận định:
- Em đồng ý với quan điểm cho rằng Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật.
- Giải thích:
+ Trong thời kì 1945-1954, nền văn chương và nghệ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này được thể hiện thông qua nhiều phương diện, như: chủ đề phong phú, nhiều đề tài để phản ánh lòng tự hào về đất nước, dân tộc, sự vĩ đại của con người Việt Nam trong kháng chiến, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng,... tạo cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ,... tạo nên một thời kì thăng hoa của văn học và nghệ thuật.
+ Cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nên những thành tựu kì diệu về văn học - nghệ thuật trong thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), tạo điều kiện cho thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật cách mạng với nhiều tác phẩm đỉnh cao sống mãi với thời gian. Tiêu biểu như: "Trường ca Sông Lô" (1947) của nhạc sĩ Văn Cao; “Tây Tiến" (1948) của nhà thơ Quang Dũng, “Sáng tháng Năm" (1951) của nhà thơ Tố Hữu,... Hội hoạ kháng chiến đi vào lịch sử với những danh hoa nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cần, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng,...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |