Dựa vào bảng 2.3 và thông tin trong bài, hãy đề xuất một số biện pháp giúp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Đối với vùng châu thổ sông Hồng:
- Biện pháp giảm nhẹ:
+ Phát triển công nghiệp xanh.
+ Nâng cao năng lực dự báo, vận hành các hồ chứa, đập xả trữ nước thuỷ điện, thuỷ lợi.
+ Tăng cường sử dụng năng lượng mới, giảm lượng khí nhà kính.
+ Tăng cường bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.
+ Giáo dục và tăng cường nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.
- Biện pháp thích ứng:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với nhiệt độ tăng cao.
+ Hạn chế phát thải công nghiệp.
+ Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).
+ Xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Điều tiết nguồn nước từ các công trình thuỷ điện ở thượng lưu.
♦ Đối với vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Biện pháp giảm nhẹ:
+ Đẩy mạnh trồng rừng và tái tạo rừng, giảm lượng khí nhà kính.
+ Quy hoạch 3 tiểu vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn với ba trọng tâm: thuỷ sản-cây ăn quả-lúa.
+ Sử dụng nước tiết kiệm.
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về biến đổi khí hậu.
- Biện pháp thích ứng:
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, chống xâm nhập mặn.
+ Chuyển đổi thời vụ sản xuất, sử dụng giống lúa chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn.
+ Phát triển du lịch miệt vườn, sinh thái, sông nước gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Sử dụng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu: lúa-tôm, lúa-cá, trồng rừng ngập mặn.
+ Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |