Tam giác ABC. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của cạnh AB, AC, BC và M, N, P, Q theo thức tự là trung điểm của đoạn thẳng DA, AE, EF, FD
a. Chứng minh: EF là đường trung bình của tam giác ABC.
b. Chứng minh: Tứ giác DAEF, MNPQ là hình bình hành.
c. Khi tam giác ABC vuông tại A thì các tứ giác DAEF, MNPQ là hình gì?
d. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác MNPQ là hình vuông
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) ΔABC có:
E là trung điểm của AC.
F là trung điểm của BC.
⇒ EF là đường trung bình của ΔABC. (đpcm)
b) Ta có: EF là đường trung bình của ΔABC. (cmt)
⇒ EF // AB và EF = 12 AB.
Lại có: D là trung điểm của AB (gt) và D ∈ AB
⇒ AD = 12 AB và AD // EF. (2)
Từ (1), (2) ⇒ EF / AD và EF = AD.
⇒ Tứ giác AEFD là hình bình hành. (đpcm)
ΔAED có:
N là trung điểm của AE. (gt)
M là trung điểm của AD. (gt)
⇒ MN là đường trung bình của ΔAED.
⇒ MN // ED và MN = 12 ED. (3)
Chứng minh tương tự, ta được: PQ // ED và PQ = 12 ED.
Từ (3), (4) ⇒ MN // PQ và MN = PQ.
⇒ Tứ giác MNPQ là hình bình hành. (đpcm)
c) Khi ΔABC vuông tại A thì A^=90°
Suy ra hình bình hành DAEF có A^=90° nên DAEF là hình chữ nhật
Khi đó AF = DE
Mặt khác theo tính chất đường trung bình ta có MN = 12 DE, NP = 12 AF
Khi đó: MN = NP
⇒ MNPQ là hình bình hành có MN = NP nên MNPQ là hình thoi.
d) ΔABC vuông tại A thì MNPQ là hình thoi.
Để tứ giác MNPQ là hình vuông thì MN vuông góc NP mà MN // DE, NP // AF (tính chất đường trung bình)
Nếu DE ⊥ AF mà DE // BC (tính chất đường trung bình). Suy ra: AF ⊥ BC
Suy ra: ΔABC vuông tại A có AF vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao nên ΔABC vuông cân tại A.
Vậy ΔABC vuông cân tại A thì MNPQ là hình vuông.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |