I. Phần Đọc hiểu
Đọc đoạn trích:
Theo Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” do Liên hợp quốc công bố, toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử (năm 2019), tăng 21% so với 5 năm trước đó và tính theo bình quân đầu người trung bình là 7,3 kg/người. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất, với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là châu Mỹ (13,1 triệu tấn), châu Âu (12 triệu tấn), châu Phi (2,9 triệu tấn) và châu Đại Dương là 0,7 triệu tấn (Thống kê của GESP – Hiệp hội thống kê chất thải điện tử toàn cầu). Các quốc gia đứng đầu về lượng rác thải điện tử là Trung Quốc (10,1 triệu tấn), Mỹ (6,9 triệu tấn), Ân Độ (3,2 triệu tấn), chiếm gần 38% lượng rác thải điện tử của cả thế giới. Mặc dù vậy, ước tính của GESP cho thấy chỉ 17,4% lượng rác thải trên được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở quản lí hoặc tái chế chính thức; phần còn lại chuyển đến một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Điều đáng nói là trong rác thải điện tử có chứa hơn 1 000 hợp chất khác nhau (Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)), trong đó, nhiều chất độc hại với các thành phần chủ yếu là kim loại nặng, kim loại quý, bao gồm chi, thuỷ ngân, niken, chất chống cháy brom hoá, hydrocacbon thơm đa vòng (PAH),... khi bị phát tán ra môi trường thường khó nhận biết, dễ gây tâm lí chủ quan cho người tiếp xúc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ước tính, mỗi năm có tới 50 tấn thuỷ ngân đi theo các thiết bị điện tử hỏng như màn hình ti vi, bóng đèn tiết kiệm năng lượng,... ra bãi rác, trong khi thuỷ ngân là chất độc, có thể làm tổn thương não và suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Ngoài ra, hàng trăm triệu tấn CO2 từ các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh bỏ đi, chiêm khoảng 0,3% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khi. Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iphone cũng sử dụng tới 17 chất hóa học, trong đó có nhiều chất hiếm như neodymium, europium, xeri,... nếu ở liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người lao động phi chính thức làm việc trong lĩnh vực tái chế chất thải điện tử, bao gồm cả phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh, thiếu niên.
(Trương Thị Huyền, Rác thải điện từ – Mối nguy hại trên toàn cầu và một số giải pháp xử lí, dẫn theo congnghiepmoitruong.vn, ngày 11-8-2023)
Xác định mục đích của văn bản trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |