2. Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?
- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau:
+ Cốc A để nơi không có ánh sáng (để trong bóng tối hoặc bọc giấy đen).
+ Cốc B để nơi có ánh sáng (ánh nắng).
- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí (ống nghiệm ở cốc B có nhiều bọt khí hơn ống nghiệm ở cốc A).
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen: Do không có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc A không tiến hành được quá trình quang hợp nên không tạo được oxygen → bọt khí xuất hiện ít, hầu như không có. Còn do cốc B được để trong điều kiện có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen (khí oxygen nhẹ hơn nước sẽ tạo thành bọt khí rồi nổi lên trên) → bọt khí xuất hiện nhiều.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng bùng cháy do ống nghiệm ở cốc A không có nồng độ khí oxygen cao. Còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đỏ bùng cháy trở lại do ống nghiệm ở cốc B có nồng độ khí oxygen cao (tàn đỏ của đóm khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |