Nhúng một thanh sắt nặng 110 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 111,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng (biết rằng trong dung dịch không xảy ra phản ứng tạo muối Fe(NO3)3).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhúng một thanh sắt vào l dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3
nCuNO32= 0,2.0,1 = 0,02 mol; nAgNO3= 0,2.0,1 = 0,02 mol.
Phương trình hóa học xảy ra:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓ (1)
0,01 ← 0,02 → 0,02 (mol)
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓ (2)
x ← x → x (mol)
- Nếu chỉ xảy ra phản ứng (1) vừa đủ thì khối lượng thanh sau phản ứng:
110 + 0,02.108 – 0,01.56 = 111,6 < 111,72 (loại)
- Nếu xảy ra phản ứng (1) và (2) vừa đủ thì khối lượng thanh sau phản ứng:
110 + 0,02.108 + 0,02.64 – 0,03.56 = 111,76 > 111,72 (loại)
Vậy đã xảy ra hết phản ứng (1) và phản ứng (2) còn dư Cu(NO3)2.
Gọi số mol Cu(NO3)2 phản ứng là x mol.
msau = 110 + 0,02.108 + 64x – (0,01 + x).56 = 111,72
⇒ x = 0,015
Khối lượng Fe đã phản ứng:
mFe = (0,01 + 0,015).56 = 1,4 gam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |