Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe và trà được biểu diễn ở hình bên.
a) Nêu vị trí của các nguyên tố tạo nên cafein trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh tính phi kim, bán kính nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố đó (trừ H) và giải thích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Từ công thức cấu tạo của cafein, xác định được các nguyên tố tạo nên cafein là C, N, O, H.
+ Nguyên tố C thuộc ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA.
+ Nguyên tố N thuộc ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA.
+ Nguyên tố O thuộc ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
+ Nguyên tố H thuộc ô thứ 1, chu kì 1, nhóm IA.
b)
- Các nguyên tố C, N, O cùng thuộc chu kì 2 nên:
+ Tính phi kim tăng dần C < N < O do trong 1 chu kì tính phi kim tăng dần từ trái qua phải.
+ Bán kính nguyên tử giảm C > N > O do trong 1 chu kì bán kính nguyên tử giảm từ trái qua phải.
+ Độ âm điện tăng dần C < N < O do trong 1 chu kì độ âm điện tăng dần từ trái sang phải.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |