Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1.
1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Trong thí nghiệm này, lực nào làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt?
2. Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (Hình 16.1b). Quan sát hiện tượng xảy ra khi đốt sợi dây buộc.
Thảo luận để làm sáng tỏ ý kiến sau: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy xuất hiện thành từng cặp giữa các vật.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Lực làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực tương tác giữa thanh sắt và nam châm: cụ thể là lực hút của thanh sắt.
2. Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị đẩy di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị đẩy di chuyển về phía bên phải.
- Ở thí nghiệm 16.1a, ta thấy khi nam châm tác dụng lực hút lên sắt thì nam châm cũng bị sắt tác dụng lại một lực hút và kéo nam châm lại gần phía sắt.
- Ở thí nghiệm 16.1b, ta thấy lò xo khi chịu tác dụng của lực nén do 2 xe bị buộc bởi sợi dây thì nó đồng thời tác dụng lực đẩy lên 2 xe, làm chúng di chuyển về hai phía khác nhau khi sợi dây bị đốt.
=> Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |