Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời:
Những mối quan hệ giữa các loài sinh vật có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học là:
- Vật ăn thịt – con mồi: Trong mối quan hệ này, vật ăn thịt là loài giết chết và sử dụng loài khác làm thức ăn. Vật ăn thịt được sử dụng trong kiểm soát sinh học thường có khả năng sinh trưởng, sinh sản nhanh; tìm kiếm và khai thác tốt nguồn sống; khả năng sống sót qua thời kì có ít hoặc không có con mồi cao. Mối quan hệ tương tác giữa vật ăn thịt – con mồi góp phần duy trì cân bằng, sự ổn định của quần xã sinh vật.
- Vật kí sinh – vật chủ: Sinh vật kí sinh là những loài không sống độc lập mà tồn tại bằng cách chiếm chất dinh dưỡng của những sinh vật khác. Sinh vật kí sinh được sử dụng trong kiểm soát sinh học nhằm làm yếu hoặc gây chết vật chủ gây hại.
- Sinh vật đối kháng: Sinh vật đối kháng không làm hại vật nuôi, cây trồng mà có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại, giúp vật nuôi và cây trồng sinh trưởng, chống chịu tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Vi sinh vật đối kháng có thể sản sinh ra các chất kháng sinh, chất độc tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh hoặc cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với các vi sinh vật gây hại sống trong đất ở vùng rễ cây, giúp cây sinh trưởng khỏe, chống chịu bệnh tốt hơn. Sử dụng sinh vật đối kháng là giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp theo lối độc canh.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |