Để so sánh mức độ hoạt động hoá học giữa các kim loại Li, Na, K, người ta cho mẩu nhỏ của mỗi kim loại này vào từng cốc nước riêng biệt có hoà tan vài giọt phenolphthalein. Bảng 16.1 dưới đây mô tả hiện tượng quan sát được.
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Có thể xác nhận bọt khí chính là khí hydrogen bằng cách nào?
c) Từ các hiện tượng nêu trong bảng 16.1, hãy sắp xếp các kim loại Li, Na, K thành dãy giảm dần mức độ hoạt động hoá học.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra:
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
b) Có thể xác nhận bọt khí chính là khí hydrogen bằng cách: dùng ống nghiệm nhỏ hứng khí vào ống nghiệm rồi đưa gần miệng ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn. Nếu xuất hiện tiếng bụp nhỏ, kèm theo hơi nước bám thành ống nghiệm thì khí chính là hydrogen.
2H2 + O2 →to 2H2O
c) Sắp xếp các kim loại thành dãy giảm dần mức độ hoạt động hoá học:
K, Na, Li.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |