Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho các ví dụ về kiểm soát sinh học sau: • Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa. • Nuôi mèo để bắt chuột. • Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rầy hại cây lúa. • Thả bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng. • Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, ...

Cho các ví dụ về kiểm soát sinh học sau:

• Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.

• Nuôi mèo để bắt chuột.

• Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rầy hại cây lúa.

• Thả bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng.

• Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.

• Ong (Cotesia flavipes) kí sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicostalis).

• Dùng vi khuẩn (Bacillus popilliae và Bacillus lentimorbus) gây ra bệnh trên bọ dừa nhật bản và nhiều loại bọ cánh cứng khác.

a) Hãy xác định đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ.

b) Trong các ví dụ trên, hãy cho biết sinh vật gây hại có bị tiêu diệt hoàn toàn hay không.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0

a) Đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ được mô tả trong bảng sau:

Ví dụ về kiểm soát sinh học

Đối tượng được dùng

để kiểm soát sinh vật gây hại

Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.

Ong mắt đỏ

Nuôi mèo để bắt chuột.

Mèo

Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rầy hại cây lúa.

Nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana))

Thả bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng.

Bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.)

Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.

Kiến vàng (Oecophylla smaragdina)

Ong (Cotesia flavipes) kí sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicostalis).

Ong (Cotesia flavipes)

Dùng vi khuẩn (Bacillus popilliae và Bacillus lentimorbus) gây ra bệnh trên bọ dừa nhật bản và nhiều loại bọ cánh cứng khác.

Vi khuẩn (Bacillus popilliae và Bacillus lentimorbus)

b) Trong các ví dụ trên, sinh vật gây hại không bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ bị giảm số lượng ở mức không gây hại đối với nông nghiệp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo