Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A và khu vực B để kiểm tra tình trạng cân nặng. Kết quả khảo sát được ghi lại ở bảng sau:
Tình trạng cân nặng | Thiếu cân | Bình thường | Thừa cân | Béo phì |
Số học sinh khu vực A | 16 | 40 | 16 | 8 |
Số học sinh khu vực B | 6 | 34 | 5 | 5 |
a) Hãy tính tần số tương đối của học sinh ở mỗi khu vực theo tình trạng cân nặng.
b) Hãy lựa chọn, vẽ biểu đồ phù hợp và so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) * Khu vực A:
Cỡ mẫu N = 16 + 40 + 16 + 8 = 80.
Tần số của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là m1 = 16; m2 = 40; m3 = 16; m4 = 8.
Gọi f1, f2, f3, f4, f5 lần lượt là tần số tương đối của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì.
Ta có: \({f_1} = \frac \cdot 100\% = 20\% ;\) \({f_2} = \frac \cdot 100\% = 50\% ;\)
\({f_3} = \frac \cdot 100\% = 20\% ;\) \({f_4} = \frac{8} \cdot 100\% = 10\% .\)
* Khu vực B:
Cỡ mẫu N = 6 + 34 + 5 + 5 = 50.
Tần số của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là m’1 = 6; m’2 = 34; m’3 = 5; m’4 = 5.
Gọi f’1, f’2, f’3, f’4, f’5 lần lượt là tần số tương đối của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì.
Ta có: \({f'_1} = \frac{6} \cdot 100\% = 12\% ;\) \({f'_2} = \frac \cdot 100\% = 68\% ;\)
\({f'_3} = \frac{5} \cdot 100\% = 10\% ;\) \({f'_4} = \frac{5} \cdot 100\% = 10\% .\)
Vậy bảng tần số tương đối của học sinh ở mỗi khu vực theo tình trạng cân nặng:
Tình trạng cân nặng | Thiếu cân | Bình thường | Thừa cân | Béo phì |
Số học sinh khu vực A | 20% | 50% | 20% | 10% |
Số học sinh khu vực B | 12% | 68% | 10% | 10% |
b) Để so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực, ta sử dụng biểu đồ tần số tương đối dạng cột kép.
Biểu đồ cột kép để so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực như sau:
Từ biểu đồ, ta thấy:
⦁ Tần số tương đối của học sinh thiếu cân và thừa cân ở khu vực A cao hơn khu vực B.
⦁ Tần số tương đối của số học sinh có cân nặng bình thường ở khu vực A thấp hơn khu vực B.
⦁ Tần số tương đối của số học sinh béo phì ở hai khu vực là như nhau.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |