Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập 5. Đọc bài thơ sau của Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi: SA HÀNH ĐOẢN CA (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) Bãi cát dài, lại bãi cát dài, Đi một bước, như lùi một bước. Mặt trời đã lặn, chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mắt rơi. Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! Xưa nay, phường danh lợi, Tất tả trên đường đời. Đầu gió hơi men thơm quán rượu, Người say vô số, tỉnh bao người? Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt, Đường ghê ...

Bài tập 5. Đọc bài thơ sau của Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi:

SA HÀNH ĐOẢN CA

(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)

Bãi cát dài, lại bãi cát dài,

Đi một bước, như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt,

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

(Tố Hữu dịch, Cao Bá Quát toàn tập, tập I,

NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004, tr.777)

Phân tích hình tượng con đường trong bài thơ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0
Tôi yêu Việt Nam
12/09 10:23:02

Hình tượng con đường được miêu tả qua các chi tiết: “Bãi cát dài, lại bãi cát dài”; “Đi một bước, như lùi một bước.”; trèo non, lội suối; đường bằng mờ mịt; “Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng”, “Phía nam núi Nam, sóng dào dạt”, Các chi tiết này làm hiện lên trước mắt người đọc một con đường gập ghềnh, hiểm trở, mịt mù, đầy những hiểm nguy không biết trước, đầy những trở ngại bủa vây lấy con người. Con đường cũng được miêu tả như một chốn tất tả, xuôi ngược, đầy những cám dỗ lợi danh, khiến con người trở nên mù quáng (“Xưa nay, phường danh lợi,/ Tất tả trên đường đời./ Đầu gió hơi men thơm quán rượu,/ Người say vô số, tỉnh bao người?”). Con đường trong bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho đường đời đầy rẫy những chông gai, khó nhọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo