LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau: Đề 1. Tiếng nói tri âm qua hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Đề 2. Trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Biển (Xuân Diệu), hai nhà thơ đều muốn được hoá thân thành sóng, nhưng mỗi con sóng lại có những nét đặc sắc riêng. Hãy so sánh, đánh giá hình tượng sóng trong hai bài thơ trên.

Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:

Đề 1. Tiếng nói tri âm qua hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

Đề 2. Trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Biển (Xuân Diệu), hai nhà thơ đều muốn được hoá thân thành sóng, nhưng mỗi con sóng lại có những nét đặc sắc riêng. Hãy so sánh, đánh giá hình tượng sóng trong hai bài thơ trên.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
123
0
0
Bạch Tuyết
12/09 10:23:29

Đề 1:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và sự kết nối của tiếng nói tri âm trong hai bài thơ.

Thân bài: Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của tiếng nói tri âm trong hai bài thơ.

- Điểm tương đồng: niềm thấu cảm của các nhà thơ đối với những số phận tài hoa nhưng bạc mệnh; niềm trân trọng và khát khao muốn bất tử hoá cái đẹp của những kiếp tài hoa.

- Điểm khác biệt:

+ Với Độc Tiểu Thanh kí: Nguyễn Du không chỉ cất tiếng thương người mà còn cất tiếng tự thương mình, đồng hiện thân phận người con gái tài hoa bạc mệnh với thân phận mình, từ đó nói về nỗi hờn, nỗi oan của cái tài hoa, cái đẹp trong suốt dòng lịch sử.

+ Với Đàn ghi ta của Lor-ca: Thanh Thảo không chỉ đơn thuần đồng cảm với Lor-ca mà còn bày tỏ quan niệm văn chương, về sinh mệnh nghệ thuật: nghệ thuật chân chính vĩnh hằng trước không gian và thời gian; tạo những hình ảnh thơ lạ hoá, qua đó làm sống dậy một cách sinh động thế giới nghệ thuật thơ ca của Lor-ca.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá về tiếng nói tri âm trong hai bài thơ; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

Đề 2:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và sự song hành của hình tượng sóng trong hai bài thơ.

Thân bài: Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hình tượng.

– Điểm tương đồng: hình ảnh sóng với những biểu hiện và sắc thái đa dạng tiếng nói tình yêu với những cung bậc cảm xúc nồng nàn, sâu sắc.

– Điểm khác biệt:

+ Với Sóng (Xuân Quỳnh): con sóng gắn với cảm xúc tình yêu của người phụ nữ dịu dàng, tinh tế, giàu khát vọng nhưng cũng rất mong manh.

+ Với Biển (Xuân Diệu): con sóng tình yêu của người con trai, hướng ngoại, mạnh mẽ, nồng nàn, phóng khoáng.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá về hình tượng sóng trong hai bài thơ; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư