Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào? Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ? Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?

Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào?

Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ?

Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
20
0
0
Nguyễn Thu Hiền
12/09/2024 10:24:43

- Sự phát triển của ngành dầu mỏ thế giới: Năm 1855, quá trình chưng cất dầu mỏ được thực hiện ở trường đại học Yale, thu được một lượng nhỏ naphtha. Đến năm 1936, naphtha được sử dụng thương mại để sản xuất xăng. Năm 1920, tập đoàn thương mại đa quốc gia Linde tại Đức đã sản xuất được ethylene từ nguyên liệu có nguồn gốc từ khí thiên nhiên.

Từ những năm 1960, ethylene được sản xuất từ dầu mỏ đã thống trị thị trường Châu Âu. Sản xuất các sản phẩm hoá dầu tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm ở Châu Âu và Nhật Bản.

Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thập niên 1970 và những năm 1980 đã làm giảm 20% − 30% sản lượng các sản phẩm hoá dầu cơ bản ở các nước công nghiệp phát triển nhưng hiệu quả việc ứng dụng năng lượng trong các quá trình cracking hơi nước đã được cải thiện. Những năm 1950 − 1980, các nhà máy ở Nam Phi với tổng công suất 0,2 triệu thùng mỗi ngày đã đáp ứng 60% nhu cầu trong nước. Trong những năm 1990, châu Âu sản xuất các sản phẩm hoá dầu cơ bản lớn nhất, đứng đầu là Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đang nâng cao năng lực hoá dầu.

- Sự phát triển của ngành dầu mỏ Việt Nam: Năm 1986, tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ được khai thác đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, có trữ lượng xác minh trên 500 triệu tấn (khoảng 3,5 tỉ thùng), được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietsovpetro) tổ chức khai thác một cách hệ thống và hiệu quả với sản lượng lớn (khoảng 12 triệu tấn/năm) là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong số liệu dầu khí thế giới. Liên doanh Vietsovpetro nay là Việt – Nga “Vietsovpetro" trong 30 năm từ 1986 đến 2016 đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô và cung cấp vào bờ trên 30 tỉ m3 khí đồng hành. Tính đến năm 2020, Vietsovpetro đã khai thác được tổng số trên 239 triệu tấn dầu thô.

Trải qua gần bốn thập kỉ, Petrovietnam đã có bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. Tiếp nối sau Vietsovpetro, Tập đoàn dầu khí Nhật bản – Việt Nam (JVPC), Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ),.... đã phát hiện và tổ chức khai thác có hiệu quả các mỏ Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ruby, Nam Rồng – Đồi Mồi, Hải Sư Đen,... Gần 50 công trình biển đã được kết nối hệ thống công nghệ liên hoàn để khai thác 5 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rỗng – Đồi Mồi.

Việt Nam có tiềm năng dầu khí rất lớn và những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, khu vực quần đảo Hoàng Sa làm tăng thêm niềm tin, tạo động lực cho chúng ta phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ.

Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

- Ảnh hưởng của hoạt động khai thác dầu mỏ đến môi trường:

+ Sự cố tràn dầu: Dầu tràn ra ngoài môi trường nước sẽ phân tán vào trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm các loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái… Dầu tràn gây tác động xấu và lâu dài đến hoạt động kinh tế - xã hội ở các vùng xảy ra sự cố tràn dầu.

+ Các hoạt động khai thác dầu có sử dụng hoá chất có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên trên biển.

+ Khí methane trong khí đồng hành thải ra được đốt chuyển thành carbon dioxide gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, khí methane gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh, mạnh hơn carbon dioxide.

- Để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ cần: thường xuyên bảo dưỡng và phát hiện các sự cố rò rỉ đường ống dẫn dầu.

- Có thể nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người do: trong lĩnh vực năng lượng, hydrogen thể hiện là một nhiên liệu gần như hoàn hảo. Hydrogen cháy trong không khí tạo nhiệt độ rất cao. Khi cháy trong oxygen, nhiệt độ có thể lên tới 3 000oC, cao nhất so với các khí như methane, ethane, propane. Sản phẩm cháy duy nhất là nước, thân thiện với môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×