(Câu hỏi 3, SGK) Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi luỵ không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc: thương cảm, xót đau đối với người nông dân nghĩa sĩ khi sự nghiệp đang còn dang dở, ý nguyện chưa thành (“những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.”), đối với những gia đình mất người thân, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng (Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”), đối với nhân dân trong cảnh nước mất, nhà tan (“Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.”).
Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng không bị luỵ. Bởi lẽ:
+ Không chỉ là tiếng khóc cá nhân khóc thương cho một vài người mà còn là tiếng khóc của nhân dân, đất nước khóc thương cho cả dân tộc.
+ Không chỉ gợi nỗi xót đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của người đã khuất.
+ Không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định những điều sẽ còn mãi (“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời, ai cũng mộ.”).
+ Khóc thương người chết mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp (“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh.”).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |